Phóng to |
Cảnh sát Coventry đưa bà Mary Bale đi thẩm vấn ngày 25-8-2010 sau khi bà bị phát hiện là người đã bỏ con mèo Lola vào thùng rác - Ảnh: Daily Mail |
Phóng to |
Khi đó bà bắt con Lola vẫn còn sống, mở nắp thùng rác và bỏ nó vào. Điều bất ngờ là khi các hình ảnh trích dẫn từ máy CCTV được đưa lên mạng YouTube, cả nước Anh như sôi sục lên, bà Mary nhận được lời đe dọa ở khắp nơi, thậm chí cả từ nơi xa xôi như Úc, vì cách cư xử với mèo.
Clip giúp cộng đồng cùng giám sát
Hàng ngàn người đã tham gia gấp rút một hội trên Facebook với tiêu đề “Mary Bale còn xấu xa hơn cả Hitler” và kêu gọi “xử tử hình Mary Bale”. Phản ứng tức thì của đám đông có thể hiểu được. Nhưng nhà chức trách Anh đã vào cuộc, họ cử lực lượng bảo vệ an toàn cho bà Mary.
Tại tòa án, bà Mary giải thích bà vốn là người yêu mèo, nhưng hôm đó bà bị căng thẳng và lo lắng quá chỉ vì cha bà đang ốm trong bệnh viện, lại thấy con Lola giữa đường nên “ma xui quỷ khiến” thế nào bà nhìn quanh quất, nhặt nó bỏ vào thùng rác. Sự việc xảy ra vào tối 21-8-2010.
Con mèo đã bị nhốt trong đó 15 giờ cho đến khi chủ của nó tìm được vào sáng hôm sau. Họ đã bật lại băng chiếc CCTV theo dõi an ninh chống phá hoại đặt ngoài nhà, và đưa clip dài 1 phút 27 giây đó lên mạng, với hi vọng mọi người giúp tìm ra danh tính người phụ nữ.
Với hành động của mình, bà Mary có thể phải đối mặt với án tù cao nhất là 6 tháng hoặc bị phạt 20.000 bảng. Tuy nhiên, sau đó bà chỉ bị phạt 250 bảng và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân hơn 1.400 bảng.
Bà cũng không được sở hữu con vật nào trong năm năm tiếp theo. Bà Mary đã có hành động không hợp với quy tắc đạo đức của cộng đồng bà sinh sống. Dù bà Mary hành xử ở ngoài đường, với một con mèo, cũng không ai cho rằng “đó là việc riêng của bà ấy”.
Không điều tra người rò rỉ thông tin
Tháng 11-2010, Bộ trưởng tư pháp Nhật Bản Minoru Yanagida, 56 tuổi, đã từ chức để nhận trách nhiệm về bình luận gần đây của ông liên quan tới nhiệm vụ trả lời chất vấn của quốc hội.
Tại cuộc gặp gỡ riêng tư với những người ủng hộ ông ở Hiroshima, ông đã nói: “Làm bộ trưởng tư pháp dễ ẹc! Chỉ cần nhớ hai câu nói là đủ cho bất kỳ lúc nào khi không tìm ra câu trả lời trước chất vấn của quốc hội. Đó là: “Tôi không bình luận vào vấn đề cụ thể” và: “Chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng pháp luật và bằng chứng”.
Thông tin lộ ra bên ngoài và báo chí nhanh chóng vào cuộc. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đồng ý cho một trong những người thân cận nhất trong nội các của mình từ chức. Không ai đi điều tra xem ai đã để lộ những câu chia sẻ riêng tư của vị bộ trưởng.
Báo chí từ dưới lên
Cây bút chuyên viết về công nghệ của Mỹ Dan Gillmor là một trong những người cổ xúy cho cái gọi là “báo chí từ dưới lên” (bottom-up journalism) cho rằng chức năng thông tin không còn là độc quyền của các cơ quan truyền thông nữa.
Trong cuốn We the media (tạm dịch: Chúng ta chính là truyền thông, 2004), ông Gillmor đã tìm về nguồn gốc của báo chí công dân (citizen journalism), hiện tượng có ở Mỹ từ thế kỷ 18. Khi đó, các nhà viết sách như Thomas Paine và các tác giả giấu tên của liên hiệp xuất bản đã trở nên nổi tiếng khi họ tự xuất bản các tác phẩm của mình.
Thời hiện đại, các đoạn video ghi lại vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy trong những năm 1960 và vụ cảnh sát đánh dân thường tên là Rodney King ở Los Angeles những năm 1980 đều được những người dân ghi lại ngay tại hiện trường.
Trong vụ Rodney King, George Holliday, một người dân, quan sát thấy nhiều cảnh sát đánh dân thường đã ghi lại đoạn video dài từ căn hộ của mình. Anh mang đoạn video tới cảnh sát nhưng bị bác đi. Anh mang video đó tới kênh truyền hình KTLA và ngay lập tức đoạn video trở thành một hiện tượng, là đoạn hình ảnh được xem nhiều nhất và bàn luận nhiều nhất ở thời điểm đó.
Cũng cần nhắc lại khi đó Internet chưa phổ biến như hiện nay. Với sự ra đời của mạng những năm 1990, bất kỳ ai cũng có thể có được trang web riêng và chia sẻ suy nghĩ của mình với thế giới.
Những người dân ở hiện trường, George Holliday, chủ của con mèo Lola, hay ai đó đưa các câu nói của ông bộ trưởng tư pháp ra công luận là những người thực hiện một trong những giai đoạn trong quá trình tác nghiệp của một người làm báo chuyên nghiệp, tức là thu thập tin tức. Họ là những người quan sát, thấy hiện tượng trong xã hội, sử dụng các tiện ích công nghệ có sẵn để đưa thông tin họ biết đến một lượng người lớn hơn.
Dân chúng chính là lực lượng hỗ trợ quan trọng cho các nhà làm báo chuyên nghiệp, cùng thực hiện trách nhiệm “giám sát”, tạo nên một mô hình “lai” giữa báo chí chuyên nghiệp và “trăm tai ngàn mắt” trong người dân.
Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cần cảm ơn công nghệ đã giúp các thành phần trong xã hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, để đảm bảo một xã hội văn minh, trong đó không ai được phép đứng trên luật pháp.
Dân có quyền biết công việc của nhà chức trách Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà báo kỳ cựu Paul Iredale của Quỹ đào tạo Reuters cho rằng các nhân vật đại diện dân không có quyền được bảo vệ sự riêng tư liên quan tới các chính sách mà họ quyết định hay công việc hằng ngày mà họ thực hiện. Sự riêng tư của nhà chức trách là những gì họ làm cho cá nhân họ, chứ không phải những gì họ làm cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đại diện. “Người dân bầu họ vào vị trí, chức vụ đó thì người dân có mọi quyền được biết về công việc của nhà chức trách đó và người đó đang thực hiện công việc ra sao”. |
___________________
Biết sử dụng sự thật để mang lại thay đổi tích cực
Chuyện tự do cá nhân đã được đề cao từ nhiều năm nay và chính khuynh hướng tích cực này tạo nên những cú hích thật sự cho việc bộc lộ cảm xúc, ý tưởng, chắp cánh cho những tài năng tỏa sáng.
Tuy vậy, nếu sự tự do theo một cách nào đó lại gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí giết chết một số phận, một con người thì e rằng cái giá của sự tự do kiểu ấy quá đắt, đắt đến mức sự tự do quá trớn (hay quá đáng) như vậy bị xem như một tội ác... Một hiện tượng “nổi đình nổi đám” những ngày qua được nhiều người bàn tán và có khi bàn đến “chán ngắt” mà vẫn cứ thấy lúc thì bực bội, lúc thì sẻ chia với các clip được tung lên mạng với nhiều tâm trạng khác nhau.
Hành vi của con người là hành động có ý thức, được điều khiển và điều chỉnh bởi “trí khôn” của mình, “trí khôn” ấy có đủ... khôn để hành xử hay không sẽ làm lộ dạng giá trị của chủ thể hành vi... Việc tung các clip lên mạng là một hành vi có ý thức và hiệu quả xã hội. Hiệu quả giáo dục hay tác hại của những clip này tùy thuộc nội dung của nó hoặc cách thức trưng nó ra như thế nào... Có những clip vô tình đưa lên mạng, có khi chỉ vì “vui quá trớn”, có khi chỉ là một trò khẳng định hơn thua với bè bạn đã thật sự gây sốc cho “nạn nhân” của clip và cú sốc này kéo dài đối với nạn nhân có khi đến suốt cả cuộc đời. Chỉ vì sự vô tình của ai đó mà một con người bị vùi dập và điều đó đồng nghĩa với sự nhẫn tâm ác độc, dù đó chỉ là một hành vi nông nổi, thiếu cân nhắc bởi vì bất kỳ hành vi nào gây hại cho người khác đều có thể được xem thuộc phạm trù đạo đức...
Tuy vậy, thực tế cũng chứng minh tác dụng và hiệu quả của những clip được đưa lên mạng khi nó phản ánh những mặt trái của cuộc sống, phát hiện những mảng sáng tối của cuộc đời và làm xúc động nhiều người, làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về một vấn đề nào đó. Những clip như vậy góp phần làm thay đổi cuộc đời của ai đó theo hướng tích cực, làm tính nhân văn của vấn đề được đề cao hơn và quan trọng hơn là giúp ích được cho con người, đó cũng là những hành vi thuộc phạm trù đạo đức vậy. Tung lên mạng điều gì, nếu cân nhắc cẩn thận, lưu ý đến những ảnh hưởng của nó sẽ giúp chúng ta dè dặt hơn, nhất là đối với những hình ảnh và vấn đề nhạy cảm.
Hành vi của con người không đơn thuần là hành vi cá thể mà chủ yếu là hành vi xã hội, hành vi của con người trong mối quan hệ với người khác, hướng đến những hiệu quả tích cực cho xã hội. Do đó việc đưa lên mạng những đoạn clip với nội dung gì cũng sẽ phản ánh “tính xã hội” của chủ thể như thế nào. Họ có phải là người có tâm huyết với cuộc đời, họ có phải là người có “học thức” biết tiết chế hành vi để mang lại những giá trị tích cực cho mình và cho xã hội từ những đoạn clip ấy...Đưa lên mạng cái gì và đưa như thế nào phản ánh trình độ văn hóa, ứng xử và ý thức đạo đức của chủ thể. Xã hội ngày nay tuy còn nhiều điều phức tạp, tuy còn nhiều cách hành xử chưa thật lành mạnh nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin về tính nhân hậu, tinh thần nhân bản trong nhận thức, tình cảm và trong cách thể hiện hành vi của người Việt Nam.
Sự thật cần được khuyến khích bộc lộ và cần được tôn trọng, nhưng xã hội là một cơ cấu phức tạp, nếu sự thật được trình bày không đúng chỗ, không đúng lúc có thể không được chia sẻ, đồng tình và ủng hộ. Do đó không phải sự thật nào cũng cần được phơi bày một cách “trần trụi” trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nếu nó có thể để lại những “di chứng” tinh thần khó chữa cho một số người nào đó trong xã hội.
Sẽ rất khó để “phê phán” những người thông báo cho người khác biết về một sự thật, nhưng giá trị của mỗi người là ở chỗ biết nhận dạng sự thật có giá trị xã hội như thế nào, biết sử dụng sự thật ấy ra sao để mang lại một sự thay đổi tích cực, mang lại niềm tin cho người khác và đem đến hạnh phúc cho con người.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Đưa clip lên mạng: ứng xử ra sao?Tố cáo vi phạm hay phạm tội?Cô giáo bị ghi âm lén sẽ bị kỷ luậtHọc sinh vô lễ hay giáo viên thiếu tư cách?Cô giáo bị ghi âm lén sẽ bị kỷ luậtThầy không ra thầy, trò không ra trò, ai trách ai?Ghi âm trong lớp, nên hay không?Lo ghi âm, không lo học?Clip, Internet và cái nghĩa thầy trò
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận