03/09/2010 16:07 GMT+7

Bắt 4 cán bộ cao cấp của Vinashin

Nguồn: TTX Việt Nam
Nguồn: TTX Việt Nam

TTO - Trưa nay (3-9), cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 bị can nguyên là lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và một số công ty thành viên.

Ông Nguyễn Quốc Ánh làm quyền tổng giám đốc VinashinĐình chỉ chức vụ tổng giám đốc điều hành VinashinBổ nhiệm tổng giám đốc điều hành mới của VinashinVụ Vinashin: Xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạmBắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh BìnhCông bố quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh Bình

Các bị can bị khởi tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật hình sự. Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an xác định các bị can làm trái với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng. Các quyết định và lệnh trên đều đã được viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

qDIqlnfg.jpgPhóng to
Cơ quan điều tra khám nhà của ông Nguyễn Văn Tuyên - nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Vinashin) - Ảnh: Lâm Hoài

Các bị can bị khởi tố, bắt giam gồm:

- Trần Quang Vũ (sinh năm 1958, hộ khẩu thường trú tại 40/11 đường Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng), nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc điều hành Vinashin.

7gMKThoZ.jpgPhóng to
Ông Trần Quang Vũ - nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc điều hành Vinashin - Ảnh: C.V.Kình

- Trần Văn Liêm (sinh năm 1955, hộ khẩu thường trú tại Phòng 1208, nhà 17T6, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Vinashin.

iCJdXxEn.jpgPhóng to

Ông Trần Văn Liêm (bên trái) trên buồng chỉ huy tàu "Cái Lân 02" 6.300 DWT - Ảnh: D.H.

- Nguyễn Văn Tuyên (sinh năm 1962, hộ khẩu thường trú tại số 7, lô 21BT1, khu đô thị Mễ Trì Hạ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Vinashin)

JGkeSTzg.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Văn Tuyên - nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Vinashin) - Ảnh tư liệu

- Nguyễn Tuấn Dương (sinh năm 1966, hộ khẩu thường trú tại số 17 phố Lãn Ông, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, Hải Phòng), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân (Vinashin).

BzOyoKJg.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Tuấn Dương - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân (Vinashin) - Ảnh: C.V.Kình

Khoảng 11g sáng nay 3-9, các tổ công tác của cơ quan an ninh điều tra đồng loạt thực hiện việc khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Việc khám xét diễn ra bình thường, nhanh chóng.

Tại tất cả các điểm này, cả 4 bị can đều không có mặt, chỉ có đại diện gia đình, tổ dân phố, cảnh sát khu vực chứng kiến việc khám xét của cơ quan công an. Tại trụ sở Vinashin (phố Ngọc Khánh, Hà Nội), ngay sau khi xe của cơ quan an ninh điều tra đến làm việc, toàn bộ cửa trụ sở được đóng lại im ỉm. Sau khoảng 2g làm việc, hai chiếc xe của cơ quan an ninh điều tra lao ra khỏi cửa, chạy thẳng đến Trại tạm giam B14, Bộ Công an.

Chiều 3-9, Trung tướng Hoàng Kông Tư, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã thông tin về việc sai phạm của các cá nhân trên. Ông Tư cho biết, từ ngày 4-8-2010, cơ quan an ninh điều tra đã bắt ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị vì cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Công an bước đầu điều tra làm rõ bị can Phạm Thanh Bình có hành vi cố ý không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc mua tàu cao tốc Hoa Sen, đầu tư nhà máy nhiệt điện Sông Hồng -Nam Định, bán tài sản thế chấp tại Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu.

Trên cơ sở điều tra các hành vi của bị can Phạm Thanh Bình, các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định 4 bị can trên đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng đồng phạm với bị can Phạm Thanh Bình nên đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra làm rõ.

* Theo TTX Việt Nam, mặc dù biết Chính phủ không cho phép mua tàu cũ để sử dụng, nhưng Trần Quang Vũ vẫn cùng với Phạm Thanh Bình lập dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang (do Ba Lan sản xuất năm 1973), là loại tàu được Nam Triệu mua với mục đích để phá dỡ bán sắt vụn. Trần Quang Vũ còn dùng con tàu này để thế chấp Công ty Tài chính CNTT thuộc Tập đoàn Vinashin (Công ty Tài chính) để vay 106 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ.

Ông Vũ đã phá dỡ con tàu này để bán sắt vụn khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và không thông báo cho Công ty Tài chính là đơn vị nhận thế chấp. Số tiền bán sắt vụn thu được cũng không hoàn trả cho Công ty Tài chính. Hậu quả là tài sản Nhà nước thế chấp bị mất.

* Trong thời gian làm TGĐ Công ty TNHH Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, Trần Văn Liêm được Phạm Thanh Bình giao làm chủ đầu tư dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen, việc này đã làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trong công văn số 1956/VPCP ngày 12-4-2007 và Công văn số 3688/VPCP ngày 3-7-2007 của Văn Phòng Chính phủ.

Trong quá trình mua tàu, Trần Văn Liêm đã không tổ chức chào hàng cạnh tranh, ký hợp đồng mua tàu trước khi lập dự án, không khảo sát kỹ thuật trước khi nhận tàu, trái với Nghị định số 49/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy trình mua bán tàu biển. Hậu quả khi tàu này nhập vào Việt Nam bị nứt đáy phải sửa chữa và hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

* Mặc dù biết Chính phủ không cho phép thực hiện đầu tư xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định nhưng ông Phạm Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương vẫn quyết định xây dựng nhà máy nói trên và giao cho Nguyễn Văn Tuyên làm chủ đầu tư và Nguyễn Tuấn Dương làm tổng thầu.

Tuyên và Dương đã quyết định mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước của Hàn Quốc, đã ngừng hoạt động từ 2004, trong đó có các biến thế chứa chất độc hại mà Chính phủ Hàn Quốc cấm xuất, Chính phủ Việt Nam cấm nhập. Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương đã sử dụng giấy tờ giả mang danh Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương để nhập số thiết bị trên về Việt Nam gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

lNY6xg1C.jpgPhóng to
Công an khám xét nhà ông Trần Văn Liêm - Ành: Minh Quang
1Bqebnzt.jpgPhóng to
Cơ quan điều tra khám nhà ông Nguyễn Văn Tuyên: Ảnh: Minh Quang
WAtNTcko.jpgPhóng to
Trung tướng Hoàng Kông Tư tại buổi họp báo - Ảnh: Minh Quang

Tàu Bạch Đằng Giang được Vinashin nhập về Việt Nam năm 2000, là một loại phương tiện “chìm - nổi” (tàu được đánh chìm để tàu khác chạy vào bốc hàng lên boong, khi bốc xong người ta dùng máy nén khí làm tàu nổi lên).

oTozTayi.jpgPhóng to
Ảnh chụp tàu Bạch Đằng Giang bị chìm ở khu vực Hòn Pháo - vịnh Hạ Long hồi tháng 2-2003, khi lực lượng cứu hộ Quảng Ninh đang cố gắng cứu vãn con tàu này - Ảnh: Nguyễn Văn Hải

Cuối năm 2002, sau một lần được đánh chìm ở khu vực Hòn Pháo - vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), tàu không thể nổi lên được do hệ thống kích nổi bị sự cố. Tháng 2-2003, sau khi được cứu hộ, tàu đã xuống cấp nghiêm trọng do thiết bị, máy móc bị ngâm trong nước biển nhiều ngày.

Tháng 3-2006, Vinashin chỉ đạo chuyển giao tàu Bạch Đằng Giang từ Công ty vận tải viễn dương Vinashin cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu với giá trị tàu xác định là hơn 155 tỷ đồng. Tổng công ty Nam Triệu đã đầu tư thêm hơn 13,7 tỉ đồng để nghiên cứu hoán cải tàu thành khách sạn nổi Bạch Đằng Giang.

Tuy nhiên việc chưa xong, giữa tháng 6-2006, được Vinashin chấp thuận, Tổng công ty Nam Triệu đã rao bán con tàu này với giá gần 149,5 tỉ đồng. Do người mua trả giá cao nhất chỉ 75 tỉ, Tổng công ty Nam Triệu đã cho tháo dỡ toàn bộ phần máy (tự định giá khoảng 109,6 tỉ đồng) cất kho, còn phần vỏ tàu bán thanh lý được 66 tỉ đồng.

------------------------------------

| Đình chỉ chức vụ tổng giám đốc điều hành Vinashin | Bổ nhiệm tổng giám đốc điều hành mới của Vinashin | Khoanh nợ, giãn nợ đến hết năm 2011 cho Vinashin | Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin | Kiểm toán Nhà nước chưa lần nào kiểm toán Vinashin | Sẽ tháo gỡ tình trạng thiếu vốn của các thành viên Vinashin | “Vinashin mới”: 2012 hết lỗ, 2014 có lãi | Để không còn như Vinashin | Ông Phạm Thanh Bình: “Do bung ra không đúng lúc” | Vì sao Vinashin trượt dài? | Vinashin phải tự đứng lên | 2/3 đội tàu của Vinashin không chạy được | Vụ Vinashin: Xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạm | Bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình | Quản lý tài chính yếu kém, nhiều tổng công ty thua lỗ | Tổng kết mô hình tập đoàn để chấn chỉnh | Những câu hỏi từ Vinashin | Thanh tra toàn diện Vinashin | Lợi ích nhóm và giám sát của xã hội | Vinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” | Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn | Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồng

Nguồn: TTX Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên