09/07/2010 07:47 GMT+7

Lợi ích nhóm và giám sát của xã hội

PGS.TS PHẠM BÍCH SAN (giám đốc Văn phòng phản biện xã hội,Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN)
PGS.TS PHẠM BÍCH SAN (giám đốc Văn phòng phản biện xã hội,Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN)

TT - Câu chuyện ông chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin tự ý bổ nhiệm em ruột, con trai vào các vị trí quan trọng của tập đoàn trái với quy định của Đảng, Nhà nước và ông chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị phát hiện sống buông thả suốt thời gian dài nhưng không được xử lý đã gây nên trong dư luận những quan ngại về sự tồn tại của các nhóm lợi ích.

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như vì sao nội bộ Vinashin và nội bộ cơ quan Đảng, chính quyền tỉnh Hà Giang lại rơi vào sự im lặng đáng sợ trước những sự việc như vậy? Và khi các thiết chế nội bộ trong những tổ chức đó tê liệt thì vai trò của xã hội ở đâu, tại sao xã hội không lên tiếng hay không thể lên tiếng trong những trường hợp như vậy?

Nhiều người có cùng chung suy nghĩ và cảnh báo rằng lợi ích nhóm, lợi ích gia đình một khi đã được thiết lập, hình thành một cách bất minh và lũng đoạn trong một tổ chức, nó sẽ như cái vòi bạch tuộc ăn sâu vào cơ thể tổ chức, làm mục ruỗng tổ chức ấy. Những câu hỏi không mới trên đây sẽ mãi tồn tại nếu như chúng ta không đi sâu vào giải quyết ngọn nguồn của nó.

Nhìn ở khía cạnh xã hội, có hai vấn đề cần chú ý.

Thứ nhất, lợi ích cá nhân không được tôn trọng đúng nghĩa nên đã hình thành khá phổ biến trong xã hội cái gọi là đạo đức giả. Và điều trớ trêu là càng bài trừ lợi ích cá nhân thì lợi ích cá nhân lại càng phát triển.

Không ít cá nhân đã khống chế hoạt động của cả một tập thể và dành cho mình nhiều đặc quyền, đặc lợi. Khi đó, tập thể bị vô hiệu hóa và nảy sinh hàng loạt biểu hiện tiêu cực: dĩ hòa vi quý, mặc cả lợi ích, tâm lý sợ người lãnh đạo, câu kết với nhau để cùng hưởng lợi... Và khi những thứ tâm lý này phát triển, người ta có thể ngang nhiên làm trái với các quy định của pháp luật, làm trái quy định tổ chức mà không hề e ngại.

Thứ hai, không ít người cho rằng các thiết chế để kiểm soát trong nội bộ tổ chức của chúng ta đang có vấn đề nên khả năng “tự đề kháng” rất thấp. Yếu tố quan trọng nhất mà thế giới hiện đại, văn minh ngày nay người ta đề cao đó là sự kiểm soát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động của bộ máy. Khi các thiết chế nội bộ bị vô hiệu thì các tổ chức xã hội phải lên tiếng và có quyền lên tiếng. Khi đó, các quy định đúng đắn mới được giám sát chặt chẽ và được bảo vệ thường xuyên.

Tin bài liên quan:

Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đángVinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoài

PGS.TS PHẠM BÍCH SAN (giám đốc Văn phòng phản biện xã hội,Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên