Phải mạnh mới giữ được nướcHun đúc tình yêu biển đảo cho sinh viênThể hiện lòng yêu nước bằng lý trí sáng suốt
Như chúng ta đã biết, cuối năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo về Ngày Vesak - ngày trăng tròn tháng dương lịch, đánh dấu ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập diệt, với ý nghĩa tôn vinh các giá trị hòa bình, nhẫn nại, trí tuệ, khoan dung... mà Đức Phật đã nói trong tất cả kinh điển của đạo Phật.
Chính trong thông điệp gửi đến đại lễ Vesak quốc tế năm nay tại Việt Nam, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon như mọi lần đã nhấn mạnh sự cần thiết của các giá trị ấy trong hành trình đi đến những mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên Hiệp Quốc khởi xướng, là chất liệu để kiến tạo nền hòa bình, xây dựng và bồi đắp tình hữu nghị thật sự trong bối cảnh dễ dàng gây tổn thương cho nhau.
Với người phật tử, từ bao đời nay chúng tôi được dạy cuộc sống của mình là tương duyên, tất cả đều có sự liên đới với nhau. Cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu. Cái này mất thì cái kia mất...
Chúng tôi cũng được dạy về lòng tri ân, trong đó đất nước, dân tộc được đặt ở một vị trí rất quan trọng. Không có lòng tri ân thì không còn là con người.
Chúng tôi được dạy kỹ rằng chết không phải là hết, chấm dứt tất cả. Những người đã nằm xuống cho đất nước, cho dân tộc vẫn hiện hữu trong từng cành cây ngọn rau, trong không khí mà mình đang thở, là hơi ấm của dòng máu lưu thông trong mỗi người, trong tiếng nói... đã được giữ gìn qua hàng ngàn năm.
Chính với tư tưởng như thế, tôi nghĩ, đã dẫn đường cho hành động “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, không để hơn thua, thắng bại. Khi dân tộc bị tổn thương thì lòng người làm sao có thể yên được.
Tôi nhớ đợt được ra biển Đông, đi thăm một số đảo trên quần đảo Trường Sa vào tháng 4 năm ngoái. Thật khó tả những cảm xúc lúc đó và cả sau này. Tôi đã không thể viết gì, dù chỉ đôi dòng để in vào kỷ yếu của đoàn công tác do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức.
Sau chuyến đi, với tôi, biển Đông không còn là khái niệm. Trường Sa không còn là khái niệm. Chủ quyền đất nước không còn là khái niệm. Tất cả là sự sống đang hiện hữu trong cơ thể mình, trong tâm mình.
Tôi nhớ lời bài kệ của kinh Pháp cú, Đức Phật nhắc nhở phật tử về nguyên tắc ứng xử tối thiểu trong cuộc sống:
“Chúng sinh cầu an lạc/Ai dùng trượng hại người/Ðể an lạc cho mình/Ðời sau không an lạc”.
Dùng vũ lực để mưu lợi cho mình là hành động đáng chê trách, đáng lên án. Hậu quả chắc chắn sẽ không tốt đẹp. Vượt lên những lợi ích hẹp hòi, suy nghĩ và hành động trong ý niệm duyên sinh, tôn trọng nhau là con đường để xây dựng hòa bình lâu dài.
Hòa bình là hơi thở của mọi dân tộc. Phá hoại hòa bình là cưỡng đoạt sự sống. Không có bất cứ lý do nào để có thể biện minh cho những hành động xâm phạm đến sự sống của người khác. Cũng vậy, không có lý do gì để biện minh cho sự xuất hiện trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 trên biển Đông những ngày qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận