22/10/2013 07:42 GMT+7

Để có nhiều bộ sách tốt

GS NGUYỄN MINH THUYẾT - NGỌC HÀ ghi
GS NGUYỄN MINH THUYẾT - NGỌC HÀ ghi

TT - Theo Luật giáo dục, cả nước thống nhất sử dụng một chương trình, một bộ sách giáo khoa, không có bộ sách nào khác thay thế và cũng không có cơ quan nào đủ thẩm quyền duyệt chương trình, sách giáo khoa ngoài Bộ GD-ĐT.

Bởi vậy nếu giải thích cho đúng luật, sách do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức biên soạn chỉ là tài liệu trợ giúp việc dạy và học theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành cho phù hợp hơn với học sinh TP.HCM và có thể cập nhật hơn với sự phát triển nhận thức ở giai đoạn này.

“Sách giáo khoa” của TP.HCM: Nhiều chuyên gia tán thành cách làm

Từ cách làm của Sở GD-ĐT TP.HCM, vấn đề đặt ra là từ lâu cuộc sống đã đòi hỏi phải có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) cho giáo viên, học sinh lựa chọn, nhưng vì sao luật vẫn chưa sửa khiến việc làm của một số địa phương, cơ sở, kể cả một số thí điểm đang được sự cho phép của bộ lại tựa như... “lách luật”? Đây chỉ là một thao tác pháp lý, mà Bộ GD-ĐT phải là nơi chủ động báo cáo Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa luật cho phép có nhiều bộ SGK trên cơ sở một chương trình chung. Nếu làm được điều này, chỉ có lợi cho giáo dục.

Thứ nhất, sẽ tạo ra cuộc thi đua để có nhiều bộ sách tốt hơn. Đành rằng Bộ GD-ĐT đã tập hợp được nhiều chuyên gia viết sách, nhưng chỉ có một bộ sách nên chưa thể huy động được hết những người giỏi tham gia. Thứ hai, khi luật cho phép biên soạn nhiều bộ SGK, bộ sẽ lập hội đồng thẩm định các bộ sách, tránh sơ suất đáng tiếc vì dù sao lúc này, nơi nào đó đưa sách vào dạy cũng vẫn chỉ là đưa sách chưa được thẩm định nghiêm túc vào nhà trường.

Có cảm tưởng lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thấy rõ đòi hỏi bức thiết có nhiều bộ SGK, nhưng vẫn chần chừ chờ đến lúc có chương trình mới sau năm 2015 mới triển khai nhiều bộ sách. Bộ GD-ĐT có thể chờ, nhưng cuộc sống và sự phát triển của khoa học - giáo dục không thể chờ đợi mãi được. 7-8 năm trước, chính Bộ GD-ĐT đã đề xuất thực hiện nhiều bộ SGK trong nhà trường. Nhưng đến thời điểm này, không hiểu bộ đã giải được câu hỏi đại biểu Quốc hội đặt ra từ khóa XI chưa? Đó là nếu làm nhiều bộ sách thì ai biên soạn, tiền đâu để làm? Tiền làm sách không chỉ gồm chi phí in sách mà còn gồm cả kinh phí để tập huấn cho giáo viên. Tập huấn dạy theo một bộ sách kinh phí đã rất khó, 10.000 đồng/ngày/người, vậy nếu tập huấn 4-5 bộ sách thì tiền ở đâu ra?

Chưa kể, để có nhiều bộ sách, phải sửa Luật xuất bản. Không một nhà xuất bản nào ngoài Nhà xuất bản Giáo Dục có chức năng làm SGK. Nhưng ngay cả Nhà xuất bản Giáo Dục với đội ngũ biên tập viên hùng hậu, rải đủ các môn học, cấp học, với kinh nghiệm làm SGK trên nửa thế kỷ mà thi thoảng vẫn bị dư luận phê phán, thì các nhà xuất bản khác sẽ thế nào? Rồi ai sẽ là người chọn sách? Thiếu một cơ chế rạch ròi, người ta vận động hành lang, rồi chi hoa hồng theo nhiều cách, việc chọn SGK làm sao đủ tin cậy?

Bao nhiêu thắc mắc đặt ra với chiều dài ngần ấy năm, nhưng hình như vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu thỏa đáng để giải tỏa băn khoăn. Đây là chuyện rất lớn, nếu cứ nghĩ sẽ dùng ý chí chính trị để hóa giải những câu hỏi quan trọng thì kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sẽ thế nào?

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Xem người Phần Lan làm sách giáo khoaThích thú với “sách giáo khoa” của TP.HCMNXB Giáo Dục tiếp thu ý kiến đóng góp Câu chuyện về một bộ sách giáo khoa“Sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

GS NGUYỄN MINH THUYẾT - NGỌC HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên