06/10/2013 19:00 GMT+7

Kỳ 3: Chiến dịch Biên giới năm 1950, chủ động tấn công

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

Ở Chiến dịch Biên giới năm 1950, lúc đầu ta chủ trương đột phá Cao Bằng. Nhưng sau khi trực tiếp trinh sát thực địa, đánh giá tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quả cảm, quyết đoán đề nghị chuyển sang đột phá Đông Khê.

Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

uSqMTezC.jpgPhóng to
Ảnh: Bảo tàng tàng lịch sử VN

Đề nghị này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch và vạch ra ý đồ tác chiến là “nhử thú dữ vào tròng - khép vòng lưới thép” tiêu diệt địch.

Trong khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn chỉ huy bộ đội thực hiện “vận động chiến” và mưu kế “đánh điểm-diệt viện”. Quân ta đã kiên cường chiến đấu và giành chiến thắng lớn ở Đông Khê. Bị mất Đông Khê, quân địch từ Thất Khê lên ứng cứu đã bị ta đánh chặn và tiêu diệt, quân địch ở Cao Bằng vội vã rút chạy cũng bị ta bao vây, tiêu diệt và bắt sống cả chỉ huy của hai cánh quân này.

Nhờ mưu kế hay, cách đánh giỏi nên ta đã đánh một mà được hai. Hệ thống phòng tuyến đường số 4, vành đai khép chặt biên giới mà địch đã dày công xây dựng bị phá vỡ tan tành. Từ đó căn cứ cách mạng của ta được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa.

Phá thế trận phòng thủ của quân Pháp

Về phía thực dân Pháp, sau những thất bại liên tiếp trong những năm đầu tái chiến với Việt Minh, thực dân Pháp tăng cường siết chặt bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và những binh đoàn ứng chiến lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh, đồng thời mở những cuộc càn quét liên tiếp dữ dội ở trong vùng chiếm đóng, nhất là ở Nam bộ để củng cố chỗ đứng chân.

diTASQ51.jpg
Ảnh: Bảo tàng lịch sử VN

Để lấy lại thế chủ động, thực dân Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khóa biên giới Việt -Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông - Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 nhằm tiêu diệt đầu não của Việt minh.

Ngày 16-9-1950, Trung đoàn 174 và Trung đoàn 209 của quân Việt minh chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ mặc dù đã được không quân yểm trợ. Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc bộ thực hiện cuộc "hành quân kép": một cánh do trung tá Le Page chỉ huy hành quân từ Thất Khê lên nhằm chiếm lại cứ điểm Đông Khê mở lại đường số 4 và thu hút chủ lực của quân Việt minh; một cánh do trung tá Charton chỉ huy tiến công từ Cao Bằng xuống gặp Le Page ở Đông Khê.

Trung đoàn 209 (Trung đoàn Sông Lô) của Việt minh đã hành quân lên Quang Liệt, phía bắc Đông Khê để chặn đánh binh đoàn Charton. Ngày 6-10, cánh quân của Charton cũng đến được Cốc Xá và bắt liên lạc được với Le Page. Đại đoàn 308 lập tức bao vây chặt Cốc Xá và điểm cao 477.

Trung đoàn 209 chặn ở phía bắc. Phía nam Trung đoàn 174 chốt chặn đường rút ở Cốc Tồn - Khau Pia. Sáng sớm 6-10, Trung đoàn 36 bắt đầu tấn công Cốc Xá và đến buổi trưa thì gần như toàn bộ binh đoàn Le Page đã bị xóa sổ chỉ còn 650 trên tổng số 2.500 người, số ít còn lại cố chạy sang điểm cao 477 cùng với chỉ huy Le Page.

Nhưng tại điểm cao 477, 5 tiểu đoàn của Đại đoàn 308 và của Trung đoàn 209 đã vây chặt quân Charton. Hai bên giành nhau quyết liệt tại các điểm cao ở đây. Đến chiều binh đoàn Charton trở nên rối loạn khi biết tin binh đoàn Le Page đã bị xoá sổ. Charton đã tập hợp những người còn sống sót rút khỏi điểm cao 477, mở đường máu về Nà Cao, nhưng đến chiều thì bị bắt làm tù binh cùng với toàn bộ ban tham mưu.

Những quân lính còn lại của Le Page cùng với chỉ huy của mình mất liên lạc với Charton đã tìm cách rút theo đường rừng để về Thất Khê nhưng sang ngày 8-10, Le Page cũng đã bị các quân sĩ của Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 bắt làm tù binh cùng với các sĩ quan tham mưu của mình. Tính đến ngày 8-10, bộ đội Việt Minh đã loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn quân Pháp, làm sụp đổ kế hoạch phòng thủ biên giới.

Trước nguy cơ Thất Khê sẽ lại bị tiêu diệt như Đông Khê, bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã ra lệnh rút khỏi Thất Khê trong rối loạn và phải chịu những tổn thất nặng nề khi bị 4 tiểu đoàn của Đại đoàn 308 cùng toàn bộ Trung đoàn 174 (Cao Bắc Lạng) truy kích.

Đến ngày 17-10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch. Dưới sự uy hiếp của bộ đội Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22-10-1950 quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... với thiệt hại rất nặng về trang bị.

Thay đổi cục diện chiến trường

Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.

XYjcvtvm.jpg
Niềm vui của bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi - Ảnh: Bảo tàng lịch sử VN

Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Đây cũng là lần đầu tiên ta thực hiện một kế hoạch tác chiến mới với tên gọi “Đánh điểm diệt viện”. Có thể hiểu đó là nghệ thuật vây điểm, hay diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, có tác dụng mở màn, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh tiêu diệt lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn đánh ở đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng thời điểm, thời gian ta đã chọn là một nghệ thuật rất cao.

Trong chiến dịch Biên Giới, ta chọn đánh cứ điểm Đông Khê, buộc hai binh đoàn Le Page và Charton từ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng về ứng cứu cho Đông Khê. Và ta chặn đánh địch trên đường chúng ứng cứu cho địa điểm bị quân ta đã chọn công kích trước đó.

Với đường lối chiến tranh đúng đắn kết hợp với nghệ thuật chiến tranh đạt tới đỉnh cao, cùng với sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt đã tạo nên chiến thắng to lớn ngoài dự kiến trong Chiến dịch Biên giới 1950. Thắng lợi to lớn này đã mở ra một thời kỳ mới trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược – thời kỳ thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn nằm trong tay quân đội cách mạng Việt Nam.

Kết quả là sau Chiến dịch Biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 lính, thu được 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Chiến dịch khai thông một đoạn biên giới dài, nối Việt Bắc với các nước đồng minh lớn thành một dải liên tục đến tận châu Âu.

Kỳ tới: Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Xem thêm:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnh

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên