Khai mạc trọng thể Hội nghị Trung ương 9 Tổng bí thư gợi mở nhiều vấn đề tại hội nghị trung ươngTuyên chiến với tham nhũng
Phóng to |
Ảnh: Trí Dũng |
Vì sao đạo đức xã hội xuống cấp?
"Cần đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạc hậu, ngoại lai về văn hóa, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnh thành tích... đang có xu hướng lan rộng" Tổng bí thưNGUYỄN PHÚ TRỌNG |
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc. Ông Đinh Thế Huynh - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương - đã đọc tờ trình của Bộ Chính trị về báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Gợi mở thảo luận về nghị quyết này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chúng ta cần tập trung thảo luận, khẳng định những kết quả, thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại để rút kinh nghiệm. Đặc biệt, cần đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạc hậu, ngoại lai về văn hóa, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnh thành tích... đang có xu hướng lan rộng”.
Tổng bí thư đặt ra hàng loạt câu hỏi: trong hơn 15 năm qua, kinh tế nước ta có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng văn hóa, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt nghiêm trọng. Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao? Vì chủ trương, chính sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết chưa tốt, chưa nghiêm? Vì tác động mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông?...
Tổng bí thư đề nghị hội nghị xem xét, quyết định về sự cần thiết của việc kế thừa, bổ sung, phát triển nghị quyết trung ương 5 khóa VIII để ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, với những nội dung đổi mới cụ thể, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong thời kỳ mới.
Sửa đổi, bổ sung việc lấy phiếu tín nhiệm
Đánh giá việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, Tổng bí thư khẳng định: chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết, là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy tham khảo trong đánh giá cán bộ. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cơ bản phản ánh được mức độ tín nhiệm của từng cá nhân trong tương quan chung giữa các chức danh tại thời điểm lấy phiếu, có tác dụng thiết thực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo Tổng bí thư, đây là công việc hệ trọng, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, cần hết sức cẩn trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị báo cáo kết quả thực hiện và kiến nghị chủ trương tiếp tục thực hiện công việc này trong thời gian tới. Đề nghị trung ương tập trung thảo luận, khẳng định những mặt làm được, những vấn đề cần rút kinh nghiệm, cho ý kiến về những vấn đề cần cân nhắc bổ sung, sửa đổi như về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm; đối tượng lấy phiếu; nội dung, hình thức phiếu; quy trình lấy phiếu; việc công khai kết quả phiếu...
Căn cứ vào ý kiến của hội nghị, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung quy định 165 để tiếp tục tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Chuẩn bị đại hội Đảng các cấp
Theo Tổng bí thư, để chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc hết sức quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội Đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễn ra đầu năm 2016. Thời gian qua, thực hiện quyết định của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban kinh tế - xã hội đã khẩn trương chuẩn bị các dự thảo đề cương báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội, xin ý kiến Bộ Chính trị tiếp tục hoàn thiện để trình trung ương xem xét, cho ý kiến.
Tổng bí thư cho biết xuất phát từ tầm quan trọng của quy chế bầu cử trong Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Đảng và việc thi hành điều lệ Đảng, Ban Chấp hành trung ương đã giao Bộ Chính trị chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của trung ương, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện dự thảo quy chế để trình trung ương xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Tổng kết việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường Thực hiện Hiến pháp 2013, tới đây Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều đạo luật, trong đó có Luật tổ chức chính quyền địa phương nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Hội nghị sẽ thảo luận, kết luận về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện thí điểm, và đặc biệt cho ý kiến về việc lựa chọn phương án tổ chức chính quyền địa phương như nêu trong tờ trình. Yêu cầu cao nhất đối với phương án lựa chọn là phải góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đúng với quy định của Hiến pháp mới. Quyết định của trung ương về vấn đề này sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng xây dựng đề án trình Quốc hội xem xét có những bổ sung, sửa đổi cần thiết Luật tổ chức chính quyền địa phương. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận