* Cướp biển Somalia dọa giết con tin Hàn Quốc
Tuy nhiên, đến lúc này cả chủ tàu và các cơ quan chức năng trong nước đều chưa thể cung cấp thêm diễn biến mới nào về tình hình của 24 thuyền viên.
Chị Thanh, vợ của thuyền viên Lê Huy Dân, cho biết gia đình chị nói riêng và tất cả các gia đình còn lại đều đang trong trạng thái hoang mang, lo lắng. Các gia đình lo sợ nếu sự việc kéo dài tới dịp nghỉ tết thì không biết ai sẽ đứng ra lo liệu. Riêng về bảo hiểm của 24 thuyền viên, ông Hoàng Sơn khẳng định là thân tàu được đóng bảo hiểm trong trường hợp cướp biển nhưng riêng hàng và người chỉ có bảo hiểm thông thường.
Ông Nguyễn Văn Thược, bố của thuyền viên Nguyễn Xuân Quảng, cho biết Quảng đi biển từ tháng 12-2009. Trước khi tàu gặp nạn không lâu, Quảng đã gọi điện về báo tin tàu đang chở hàng ở Iran về Trung Quốc và sẽ có mặt ở nhà khoảng 28 tết (31-1-2011). “Gia đình chúng tôi chỉ biết gửi gắm cháu cho công ty, tiền bảo hiểm và các loại phí công ty yêu cầu chúng tôi đều đã nộp đầy đủ. Bây giờ nếu công ty không lo liệu được, chúng tôi chỉ biết nhờ Cục Hàng hải, Bộ Ngoại giao, tất cả các ban ngành có liên quan... giúp đưa con em về gia đình an toàn” - ông Thược nói.
Trả lời Tuổi Trẻ, phó cục trưởng Cục Hàng hải VN Đỗ Đức Tiến cho hay các cơ quan liên quan của VN đang bàn cách phối hợp với chủ tàu để tìm phương hướng cho sự việc này.
* Hiện cướp biển đang bắt giữ 29 tàu và 700 con tin, trong đó có một tàu VN với 24 thủy thủ người Việt. Sau hai vụ tấn công cướp biển và giải cứu toàn bộ con tin của lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc và Malaysia ngày 15-1, cướp biển Somalia rất tức giận và lên tiếng dọa sẽ giết chết bất kỳ thủy thủ Hàn Quốc nào họ bắt làm con tin. Một cướp biển tên Mohamed nói với Reuters qua điện thoại: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đòi tiền chuộc từ tàu Hàn Quốc mà sẽ đốt tàu và giết thủy thủ. Tự Hàn Quốc đã gây rắc rối cho mình khi giết các đồng nghiệp của chúng tôi”.
Một trong những lý do mà hải quân châu Âu e ngại khi can thiệp vào các vụ cướp biển là vì lo ngại tính mạng của các con tin. Các chuyên gia nhận định nếu các vụ tấn công của hải quân nhiều hơn thì lực lượng cướp biển sử dụng nạn nhân bị bắt cóc làm lá chắn bảo vệ nhiều hơn. Trong năm 2010, tám thủy thủ đã bị chết, 13 người bị thương trong các vụ va chạm với cướp biển Somalia.
Riêng năm tên cướp biển Somalia bị Hàn Quốc bắt sống, Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa biết phải xử lý họ ra sao. Hiện nhà chức trách Seoul đang thương lượng với một số quốc gia gần Somalia như Kenya, Yemen và Oman. Tuy nhiên, các nước này vẫn tỏ ra miễn cưỡng không muốn tiếp nhận những tên cướp biển với lý do chi phí tốn kém và thiếu phương tiện để xử lý.
Tin bài liên quan:
Tiền chuộc có thể lên tới 5 triệu USDTàu Việt Nam bị cướp ngoài khơi OmanXác định danh tính 24 thuyền viên tàu Việt Nam bị hải tặc Somalia bắtChủ tàu Hoang Son Sun chờ Chính phủ hỗ trợ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận