* Tăng cường mua điện tối đa
Phóng to |
Mặc dù tới hạn phát điện từ lâu nhưng đến nay Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng vẫn liên tiếp gặp sự cố. Trong ảnh: tại phòng điều khiển Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng - Ảnh: C.V.K. |
Theo báo cáo về tình hình cung ứng điện của EVN gửi Bộ Công thương ngày 11-9, trong hai tuần gần đây có những thời điểm Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phải cắt hạn chế tải ở cả ba miền (miền Bắc trừ Hà Nội, miền Nam trừ TP.HCM) do quá tải đường dây 500kV Đà Nẵng - Pleiku hoặc thiếu công suất đỉnh lúc cao điểm.
Nhiều nhà máy điện bị sự cố
Theo số liệu báo cáo của EVN, trong tháng 8-2010 điện sản xuất đạt 5,681 tỉ kWh, phải mua thêm 3,039 tỉ kWh (trong đó mua của Trung Quốc 531 triệu kWh). Tính cả điện sản xuất và mua của EVN tháng 8-2010 đạt 8,720 tỉ kWh, tăng 10,53% so với cùng kỳ năm trước.
Thủy điện Krông H’Năng hòa lưới điện quốc gia 10g sáng 12-9, ông Đào Tấn Lộc - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - đã bấm nút vận hành Nhà máy thủy điện Krông H’Năng. Nhà máy này được xây dựng trên địa bàn xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), gồm hai tổ máy có công suất 64MW, tổng kinh phí xây dựng 1.477 tỉ đồng. Việc Nhà máy thủy điện Krông H’Năng hòa vào lưới điện quốc gia tạo nguồn thu 150 tỉ đồng/năm cho Công ty cổ phần Sông Ba (Đà Nẵng). |
Trong khi đó, một số nhà máy nhiệt điện dự kiến đưa vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa thoát khỏi sự cố và thời điểm hòa lưới trở lại dù gần nhưng chưa đảm bảo chắc chắn.
Điển hình là Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 đã xảy ra sự cố nhiều lần và tổ máy số 1 vừa qua đã tiếp tục phải dừng máy từ ngày 3-8, tổ máy số 2 dừng máy từ ngày 18-8 do sự cố. Dự kiến tổ máy số 1 phát điện trở lại sớm nhất cũng phải từ ngày 15-11-2010.
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, tổ máy 1 cũng vừa phải dừng do sự cố, tổ máy 2 đã tiến hành chạy thử đốt lò nhưng chưa thành công. Dự kiến phấn đấu trong tháng 9 hòa đồng bộ lần đầu tổ máy số 2 và phát điện trở lại tổ máy số 1 trước ngày 1-10.
Cũng theo báo cáo của EVN, chỉ trong một tuần, từ ngày 3 đến 9-9, đã có hàng chục tổ máy ở các nhà máy điện bị sự cố hoặc đến hạn phải dừng phát điện để trung đại tu. Cụ thể, thủy điện Thác Bà, Sông Hinh; nhiệt điện Phả Lại, Thủ Đức, Uông Bí... đều phải dừng một số tổ máy để trung đại tu, hiệu chỉnh.
Trong số hàng chục tổ máy nói trên, có tới 11 tổ máy bị sự cố và có nhiều sự cố không biết đến bao giờ mới khắc phục được. Điển hình như nhiệt điện Cái Lân bị lỗi mạch điều khiển, tổ máy 2 nhiệt điện Cẩm Phả bị sự cố máy cấp than...
Tuy nhiên, theo kế hoạch báo cáo Bộ Công thương, EVN cho biết tuần tới chưa phải phân phối sản lượng cắt điện luân phiên.
Vẫn phải chờ vào nước thủy điện
Trước thực tế lượng nước về các hồ thủy điện thấp, trong khi sắp tới hồ Hòa Bình phải “để dành” nước cho thủy điện Sơn La, một quan chức EVN cho biết giải pháp để cung ứng điện đủ cho nền kinh tế sắp tới là tập trung giải quyết sự cố các nhà máy nhiệt điện, huy động tối đa các nguồn điện độc lập và tăng mua điện từ Trung Quốc...
Ngoài ra, giải pháp vận động người dân tiết kiệm điện sẽ giúp cải thiện đáng kể sự căng thẳng điện trong hệ thống. Theo quan chức trên, khí Cửu Long ngừng cấp từ ngày 3 đến 15-9 để bảo dưỡng giàn nén khí trung tâm và đấu nối mỏ Hải Sư Trắng nên từ tuần tới, nếu khí được cấp lại theo đúng kế hoạch thì một số nhà máy điện sẽ được cung ứng nhiên liệu trở lại, giúp cải thiện một phần khả năng cung ứng điện.
Và tình hình sẽ chỉ bớt căng thẳng thật sự nếu các tỉnh phía Bắc có mưa lớn và miền Nam có lũ.
Theo quan chức trên, thời tiết năm 2010 quá khắc nghiệt, nếu như các năm đến thời điểm này cả nước có khoảng 7-9 cơn bão nhưng năm nay mới có bốn cơn bão. Vị này nói không mong bão nhưng nếu thời gian tới có mưa từ các hoàn lưu của bão sẽ giúp các thủy điện cải thiện đáng kể khả năng phát điện.
Tóm lại, để cải thiện đáng kể khả năng cung ứng điện vẫn phải chờ vào nước thủy điện.
Mặc dù còn nhiều khó khăn như nói trên, nhưng EVN dự báo tình hình cung ứng điện tháng 9-2010 sẽ tương đối ổn định. EVN sẽ đảm bảo cấp điện ổn định cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của xã hội. EVN chỉ đạo các nhà máy thủy điện khai thác ở mức phải đảm bảo kế hoạch tích nước.
Bên cạnh đó, sẽ huy động tối đa nhiệt điện than, tuôcbin khí, huy động nhiệt điện dầu theo tình hình vận hành cụ thể và sẽ tiếp tục mua điện Trung Quốc ở mức cao.
Cũng theo EVN, trong tháng 9 hệ thống điện sẽ thiếu công suất dự phòng do một số tổ máy nhiệt điện phải ngừng để xử lý sự cố và sửa chữa. Như vậy, nếu nhà máy nào đang chạy ổn định đột ngột có sự cố thì vẫn có khả năng mất điện cục bộ.
Nhiều nơi bị cúp điện liên tục Những ngày qua nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP.HCM liên tiếp phản ánh tình trạng sản xuất khó khăn do bị cúp điện liên tục suốt cả tuần. Cụ thể là các khu vực trên tuyến hương lộ 3, đường Lê Trọng Tấn, P.Bình Hưng Hòa; đường Ao Đôi, P.Bình Trị Đông A (Q.Bình Tân), khu phố Gò Công, P.Long Thạnh Mỹ (Q.9)... Anh Tâm, chủ doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép (Q.Bình Tân), bức xúc: “Tại sao ngành điện có thể để tình trạng gây thiệt hại cho doanh nghiệp với kiểu cúp điện sáng từ 9g-11g30, chiều khi thì 13g, lúc 15g cúp điện trở lại đến 17g. Cứ thế cúp điện liên tục cả tuần không báo trước“. Tình trạng cúp điện như trên cũng gây nhiều khó khăn đến sinh hoạt của người dân tại huyện Nhà Bè. Anh Tuấn, một người dân ở đường Đào Sự Tích (ấp 2), cho biết trong tuần qua khu vực nhà anh ở bị cúp điện năm ngày liên tục. Có hôm một ngày cúp 3-4 lần, mỗi lần kéo dài một hoặc nhiều giờ liền mà không hề được thông báo. Trước đó, Tổng công ty Điện lực TP.HCM giải thích tình trạng cúp điện không báo trước nói trên là do các sự cố từ nguồn. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Mong mưa, chờ lũThiếu nước, điện phập phùĐề nghị bỏ 38 dự án thủy điệnSông Bồ cạn vì hạn và thủy điệnChủ đầu tư muốn biến rừng thành... rẫyBị tái định cư trong rừng đặc dụngThủy điện gây sạt lởThủy điện “đuổi” dân chạy dàiSống chung với nước biển dângThủy điện sống cầm chừngThiếu nước, thủy điện Sơn La có kịp phát điện?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận