23/10/2010 06:57 GMT+7

Kịch bản nào ứng phó bão lũ?

THẾ DU
THẾ DU

TT - Cách đây tám năm, tôi đến Hong Kong đúng lúc bão cấp 8 đổ bộ vào xứ này. Mưa xối xả, thỉnh thoảng vài chuyến xe buýt ít ỏi chạy vội vàng trên con đường vắng ngắt. Ngạc nhiên hơn khi bật tivi, chân màn hình có ký hiệu ▶ ▶ 8 (hình) nhấp nháy liên tục.

nUCz4Xv0.jpgPhóng to
Mưa lũ khiến nhà ông Nguyễn Đình Đức (xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh) tan hoang. Những gì còn sót chỉ đủ để gọn trên chiếc bè này và ông đang ngồi bám trụ - Ảnh tư liệu

Làm thế nào để thoát khỏi một chiếc xe đang chìm?

Hỏi hướng dẫn viên, anh ta cho biết xứ Hong Kong là nơi thường xuyên “gánh” bão nên họ có những kịch bản đối phó khác nhau, tương ứng với từng cấp độ bão.

Tín hiệu trên nghĩa là bão cấp 8 đang đổ bộ vào Hong Kong. Khi thấy tín hiệu ấy, các trường học, công sở được nghỉ. Đa số xe buýt cũng tạm dừng, mọi người hạn chế tối đa chuyện ra đường, chỉ một số ít xe buýt đánh số theo quy định mới được chạy, phục vụ những trường hợp khẩn cấp. Thời gian lưu lại Hong Kong khá ngắn, tôi chưa có dịp kiểm chứng độ chính xác của lời anh hướng dẫn viên. Điều tôi cảm nhận rất rõ là mọi người đón bão với sự bình tĩnh và chủ động.

Liên hệ với miền Trung chúng ta năm nào cũng bão lũ nhưng năm nào người dân cũng đói rét, thiệt hại về người và tài sản. Có kịch bản nào, phương án nào để người dân chủ động ứng phó với bão lũ, giảm bớt thiệt hại hơn không?

Viết tới đây tôi chợt nhớ sự kiện trước đây người dân miền Trung đã tự phát làm hầm tránh bão. Nhiều nơi cũng đã đề cập phương án xây nhà vượt lũ. Nếu mỗi làng, mỗi xã có một số ngôi nhà cao, kiên cố, chuẩn bị sẵn lương thực, nước uống để khi bão lũ người dân đến tá túc thì không đến nỗi dân phải chịu cảnh đói rét trong hang đá. Khi không có bão lũ, những nơi ấy có thể phục vụ làm công trình dân sinh như trường học, trạm xá...

07xZtGQD.jpgPhóng to
Chân màn hình có ký hiệu ▶ ▶

Ở nhiều nước, người muốn làm công tác tình nguyện chỉ cần đăng ký số điện thoại với đơn vị tổ chức các hoạt động tình nguyện. Khi cần, người ta liên hệ qua số điện thoại là đã có sẵn một lực lượng tình nguyện, sẵn sàng tham gia ứng cứu khẩn cấp.

Tôi nghĩ đến những buổi hội thảo mà ở đó chính quyền gặp gỡ các chuyên gia, người dân vùng bão lũ cùng bàn để có những giải pháp căn cơ chủ động đối phó với lũ. Tôi cũng nghĩ đến những hiến kế, những biện pháp sáng tạo của người dân khắp nơi có thể góp sức. Và tại sao chúng ta không tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nước để có những phương án chủ động hơn đối phó với bão lũ?

Những phương án khả thi, nhiều kịch bản chủ động hơn sẽ giảm thiểu những bàn tay vẫy kêu cứu trên mái nhà, sẽ bớt đi hình ảnh những em bé đói rét lạnh run trong các hang đá... Việc ấy chúng ta làm được, tại sao lại không?

Cần lực lượng tại chỗ phòng chống bão lũ || Bể nước đa năng || Nhà hình trụ || Đi tìm giải pháp sống chung với lũ || Đừng nghĩ nước không thể cao hơn || Nên làm hầm tránh bão

THẾ DU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên