Đổi mới đề thi môn Ngữ văn, không sợ gây “sốc”Bộ GD-ĐT tiết lộ về đề thi tốt nghiệp môn văn Thay đổi đề thi tốt nghiệp THPT môn văn: Cần một lộ trình
Phóng to"Chuyên văn như tụi em còn đỡ, nhưng các bạn không chuyên chắc sẽ mệt...Thay đổi kiểu này ai mà không biết chắc đọc đề xong sẽ cảm thấy mình như người... ngoài hành tinh"
LÂM PHƯƠNG ANH(lớp 12 chuyên văn Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang)
* THÁI PHƯƠNG THẢO (lớp 12A2 Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM):
Nên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện hiểu biết xã hội
Việc đổi mới cách ra đề thi và cấu trúc đề thi là cần thiết. Với cách ra đề mới mẻ, thay đổi theo hướng phát huy kỹ năng học sinh, em nghĩ những bạn yêu thích môn văn sẽ có lợi thế hơn. Sẽ vất vả hơn cho những bạn từ trước đến nay học theo kiểu cũ, ít đầu tư vào môn học này, nhất là khi thời gian còn quá ngắn, việc chuẩn bị, ôn tập sẽ cập rập, gây khó khăn, áp lực không nhỏ. Về lâu dài, em nghĩ rằng môn văn vẫn là một môn học không thể thiếu trong các kỳ thi lớn. Đó là môn học tích hợp nhiều nhất, gần gũi với cuộc sống, với thực tế xã hội nhất. Theo em, đề thi nên bám sát cuộc sống hơn nữa, tạo điều kiện để học sinh thể hiện hiểu biết xã hội của mình.
* TỪ NHẬT MINH (lớp 12A9 THPT Nguyễn Du, TP.HCM):
Cơ hội đánh giá đúng năng lực học sinh
Trường học là nơi đào tạo chúng ta thành một con người biết làm đúng, nhưng chỉ có xã hội mới đào tạo ta trở thành một con người biết phản ứng. Vì thế học phải tư duy, phải thấu hiểu, phải gắn liền với thực tế chứ không thể học “máy móc” được. Thế mà đến môn văn cũng phải có khuôn, có mẫu bởi lẽ ai cũng hiểu việc sáng tạo trong bài thi chỉ là cuộc phiêu lưu mà chính chúng ta biết trước kết cục thật tồi tệ.
Chính việc ra đề thi chỉ chú trọng đến những tác phẩm văn học đã dẫn đến cả thầy và trò đều bước trên một con đường mòn. Người học chỉ học những phần sẽ có trong đề thi nên người dạy cũng chỉ gói gọn chương trình trong những phần ấy. Việc đổi mới cách ra đề thật sự cần thiết để học sinh có động lực học nghiêm túc, mọi kiến thức trong sách giáo khoa sẽ được dạy trọn vẹn, kể cả phần tiếng Việt. Hơn nữa, cách ra đề mở sẽ rất thú vị cho học sinh được tự do tư duy sáng tạo, cảm nhận trọn vẹn ngữ văn là một môn học không gò bó, không sáo rỗng. Thay vì cảm nhận một tác phẩm văn học theo cái nhìn của thầy cô, con đường mà thầy cô mở sẵn, nay có thể được thỏa thích tìm một con đường mới để đi theo suy nghĩ, theo vốn sống của mình. Vì thế việc ra đề thế này cũng là cơ hội đánh giá đúng năng lực tư duy và đề cao khả năng tự học văn của học sinh.
Nhưng để thay đổi có hiệu quả thì phải có lộ trình và kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ. Thay đổi cách ra đề không chỉ đánh giá trình độ của học sinh, mà từ giáo viên đến cả những người thẩm định cũng phải có năng lực. Nhưng chỉ còn hai tháng nữa là đến thi tốt nghiệp và tiếp theo là thi đại học. Đứng trước quyết định quan trọng của cuộc đời, chúng em đã có sự chuẩn bị và sắp xếp hợp lý, nhưng nếu bộ áp dụng ngay cách ra đề này thì mọi thứ trở nên xáo trộn, không những ảnh hưởng tâm lý mà vốn kiến thức của chúng em cũng sẽ không kịp bổ sung đáp ứng yêu cầu cao của đề.
Tốt hơn nếu có thêm thời gian chuẩn bị
Câu hỏi yêu cầu đọc hiểu là hướng ra đề hay, học sinh bớt phải học thuộc lòng kiến thức, chỉ cần nắm được kỹ năng thì có thể trả lời các câu hỏi bất kỳ về một đoạn văn bản không cố định trong chương trình. Nếu được chuẩn bị về tâm thế cũng như có thời gian ôn tập, cách ra đề như vậy có thể giúp học sinh học văn nhẹ nhàng nhưng có hứng khởi hơn. Tuy nhiên, việc thay đổi cách hỏi trong đề thi khá mới mẻ, trong khi nhiều tháng nay chúng em vẫn được hướng dẫn ôn tập theo hướng ra đề thi cũ nên không khỏi khiến nhiều bạn bị bất ngờ, lo lắng. Kỹ năng đọc hiểu, kiến thức về tiếng Việt nằm trong chương trình đã học, nhưng do nhiều năm đề thi không yêu cầu kiểm tra theo hướng này nên để đáp ứng được yêu cầu này cần có thời gian để chúng em ôn tập lại.
Nhìn chung, em ủng hộ hướng đổi mới ra đề thi không bắt học sinh ghi nhớ nhiều kiến thức mà phát huy năng lực, kỹ năng. Nhưng việc đổi mới cách ra đề được thông báo sớm từ đầu năm học hoặc đầu học kỳ II sẽ tốt hơn.
* DƯƠNG PHẠM THỊ LY(lớp 12/5 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, Điện Bàn, Quảng Nam): Sợ Riêng phần đề thi dạng mở lâu nay trong trường ít gặp phải nên từ lúc có thông tin về dạng đề này, tụi em phải cố gắng học ôn thêm để làm quen với nó. Điều tụi em lo là dạng đề mở thường chọn một sự kiện nóng của xã hội để yêu cầu học sinh viết cảm nghĩ, nhưng có những sự kiện mình biết thì viết được, lỡ không biết thì rất khó xoay xở. Em thấy dạng đề thi văn năm nay mới lạ, học sinh tư duy nhiều hơn nhưng cũng sợ hơn. Đề dạng cũ ít đạt điểm tối đa nhưng dễ có điểm, còn dạng đề mới sai một câu trả lời là mất điểm luôn. * LÊ HOÀNG TÍN (lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ): Rút ngắn thời gian thi là không phù hợp Việc ra đề thi theo hướng mở, mà thời gian thi từ 150 phút rút xuống còn 120 phút em thấy không phù hợp. Bởi phần đọc hiểu thời gian phải chiếm 10-15 phút chứ không thể nào chỉ 3-5 phút mà làm chính xác, đầy đủ được. Riêng về câu nghị luận xã hội nên ra những đề thiết thực gắn bó với chúng em. Đề nên yêu cầu tả những gì thiết thực, chẳng hạn tả về lại ngôi trường xưa 20 năm sau... để chúng em có nhập tâm mà làm được và làm hay... * LÊ THỊ THU BA (lớp 12C10 Trường THPT Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi): Dành sự thay đổi này cho năm sau thì tốt hơn |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Trường hay nhờ ai?Asiad 2019: nên trả hay không?“Giờ dây thun”, chấm dứt được không?Nhà công vụ: nên không?Cảm hóa học sinh cá biệt bằng tình yêu thương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận