27/11/2023 10:26 GMT+7

Vụ tân giáo sư, phó giáo sư bị tố thiếu liêm chính: Hệ lụy vô cùng nghiêm trọng

Bài báo "Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng giáo sư nhà nước nói gì?" thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số ý kiến, phản hồi xung quanh chủ đề nhức nhối này.

Bài báo về tân giáo sư, phó giáo sư bị tố thiếu liêm chính khoa học thuhút sự quan tâm của bạn đọc Tuổi Trẻ - Ảnh chụp bài báo số ra ngày 25-11

Bài báo về tân giáo sư, phó giáo sư bị tố thiếu liêm chính khoa học thuhút sự quan tâm của bạn đọc Tuổi Trẻ - Ảnh chụp bài báo số ra ngày 25-11

* Giáo sư, phó giáo sư thiếu liêm chính sẽ để lại hậu quả khôn lường nếu họ tham gia đào tạo sinh viên đại học, học viên sau đại học.

Đáng sợ nhất là khi các giáo sư, phó giáo sư ngồi hội đồng khoa học đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, thậm chí ngồi ở hội đồng giáo sư các cấp thì rất nguy hại.

Vấn đề đặt ra là vì sao có nhiều ứng viên bất chấp đạo đức, uy tín, danh dự, thậm chí gian lận, để được công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư?

Ở Việt Nam, giáo sư và phó giáo sư được coi là chức danh khoa học (trước đây hay gọi là học hàm) của giảng viên đại học chứ không phải là chức danh nghề nghiệp. Quan niệm này làm cho danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam có vẻ "oai hơn".

Dĩ nhiên, những người có học hàm học vị do học hành tử tế, nỗ lực mà có là rất đáng trân trọng, khích lệ.

Thế nhưng, khi khoa học thiếu liêm chính, thiếu sự trung thực, nghiên cứu khoa học không thực chất, đó không chỉ là sự lãng phí tiền ngân sách mà còn tạo ra những giá trị giả, những thành tựu khoa học giả, một xã hội tri thức giả.

Để ứng viên thiếu liêm chính lọt hội đồng giáo sư là có lỗi với ngành giáo dục nước nhà.

Nhiều chuyên gia cho rằng những quy định công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, đồng thời đề nghị giao quyền cho các trường đại học làm việc này.

Thiết nghĩ đây là đề xuất cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học (viện) quan tâm, nghiên cứu để góp phần loại bỏ những giáo sư, phó giáo sư được dư luận cho là không xứng tầm như hiện nay. (thạc sĩ Phan Thế Hoài)

* Chức danh cao quý cần phải có thực lực uy tín trong nghề nghiệp, đạo đức lối sống, Nên bỏ phiếu kín đề xuất từ cơ sở có xứng đáng hay không rồi đề xuất cấp tiếp theo.

Nói rằng 50% trở lên là thông qua thì không ổn, cần tham khảo cách các nước họ xét duyệt. Danh dự và tự trọng quý lắm! (lpham5591@...)

* Bộ Giáo dục - Đào tạo cần thanh tra, rà soát toàn bộ các bằng tiến sĩ sẽ lòi ra vô số bằng tiến sĩ đi copy số liệu, rất nhiều tiến sĩ thiếu liêm chính khoa học. (nghinp79@...)

* Còn nhớ năm 2020, một ứng viên giáo sư ngành cơ học bị loại vì công bố nhiều mà kê khai ít, công bố quá nhiều trong một năm.

Tại sao giáo sư ngành y năm nay, 2023, tiêu chuẩn còn tệ hơn thế nữa mà không bị loại, phải chăng có quan điểm khác nhau giữa các hội đồng ngành hay vì sự ưu ái nào khác? Dư luận có quyền đặt nghi vấn. (thanhhieu@...)

Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng Giáo sư nhà nước nói gì?Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng Giáo sư nhà nước nói gì?

Sau khi Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên chính thức được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, vẫn có không ít dư luận phản ánh một số tân giáo sư, phó giáo sư "vi phạm liêm chính khoa học".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên