Niềm vui của các cầu thủ U23 VN sau khi Quang Hải gỡ hòa 1-1. Trong trận này chúng ta chơi không thua kém gì các cầu thủ Uzbekistan - Ảnh: N.K.
Dưới đây là bài viết của bạn đọc này tham gia diễn đàn Làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á?
"Chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam đã là á quân của U23 châu Á. Chiến công đó được xem là "kỳ tích" với bóng đá Việt Nam. Có một điểm chung là hầu hết chúng ta từ chuyên gia đến các nhà hoạch định bóng đá và cả người hâm mộ là: BẤT NGỜ!
Chúng ta hãy mơ lớn rồi hành động dựa trên tâm thế đó. Cái đích của chúng ta là cạnh tranh sòng phẳng và thắng những đối thủ hàng đầu châu lục một cách thuyết phục hơn để rồi vươn mình ra xa nữa. Không có ước mơ lớn sẽ không có cầu thủ lớn, không có cầu thủ lớn sẽ không có đội bóng lớn".
Nguyễn Duy
Chúng ta bất ngờ vì trước giải nhiều HLV và phần lớn người hâm mộ hi vọng rằng VN giành được 1 điểm trước Syria là thành công. Nếu khi đó, cầu thủ nào của U23 hoặc HLV của họ bảo rằng họ muốn lọt vào tứ kết, ắt hẳn chúng ta cho rằng họ hoang tưởng, không thực tế.
Chúng ta hãy xem xét ở khía cạnh này, nếu so với kết quả U23 vừa đạt được, vậy thì các chuyên gia, HLV và người hâm mộ đã đánh giá đúng tiềm năng của U23 một cách "thực tế" hay chưa?
Chúng ta đã sai lầm khi đánh giá không đúng thực tế, chúng ta đã ảo tưởng theo một cách khác và đáng buồn hơn nhiều. Ảo tưởng theo hướng tự ti!
Ông Park nói rằng khi ông qua nhậm chức, ông thấy nhiều cầu thủ Việt có thân hình rất đẹp, cao to và hoàn toàn không yếu về thể lực. Điểm yếu của họ là không biết hết tiềm năng của họ và không tin vào chính mình. Vậy tại sao ta lại tự ti? Lại phải khép mình vào hai chữ "thực tế"?
Chúng ta luôn hoạch định mọi thứ, thậm chí dự đoán kết quả của một trận đấu dựa trên thành tích đối đầu trong quá khứ, trong khi lứa cầu thủ trong quá khứ hầu hết là tay ngang, không được đào tạo bài bản.
Chúng ta luôn tự nhủ mình phải thực tế, rồi từ thực tế đó mà xét tới ước mơ, hoài bão. Vậy chẳng lẽ vì thực tế nhà tôi nghèo nên tôi sẽ nghèo như ba mẹ mình và cam chịu hay sao?
Một lí giải rất căn bản cho sự tự ti đó là: MƠ ƯỚC CỦA CHÚNG TA DƯỜNG NHƯ CÒN KHIÊM TỐN! Chúng ta cứ quanh quẩn Đông Nam Á, nào là đua với người Thái, người Mã. Nếu đã đua tranh, tại sao không đua với ông dẫn đầu châu Á, rồi ra thế giới tranh đua với họ?
Chính vì mơ ước khiêm tốn nên dù cầu thủ được đào tạo bài bản nhưng tâm thế của họ vẫn là một cầu thủ của khu vực Đông Nam Á, họ nhìn sang Thái, sang Mã để định hình tâm thế, hoài bão của mình, họ vật lộn trong những giấc mơ con để hoàn thành những kì vọng dang dở của thế hệ cha chú.
Chính vì mơ ước nhỏ nhoi nên chúng ta không hiểu hết tiềm năng của mình, chúng ta bối rối đón nhận thành công, chúng ta phát cuồng.
Nhưng chỉ có riêng ông Park nói rằng, ông không bất ngờ trước thành công của U23 Việt Nam.
Thật vậy, vì cái tầm ông khác và hầu như những người thành công họ đều hoạch định, tin tưởng rồi thao dượt trước trong đầu về khoảnh khắc thành công sẽ đến, họ lao động để chờ đợi ngày đó nên họ điềm đạm đón nhận. Họ là người trưởng thành.
Chúng ta hãy mơ lớn rồi hành động dựa trên tâm thế đó. Sẽ có thất bại như Thái Lan khi đang tìm cách vươn ra biển lớn. Thành công của U23 hiện tại đến từ dấu ấn chiến thuật chớ so về con người chúng ta không thua họ nhưng chúng ta cũng không vượt họ.
Cái đích của chúng ta là cạnh tranh sòng phẳng và thắng những đối thủ hàng đầu châu lục một cách thuyết phục hơn để rồi vươn mình ra xa nữa. Không có ước mơ lớn sẽ không có cầu thủ lớn, không có cầu thủ lớn sẽ không có đội bóng lớn".
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á. Mời bạn hiến kế với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
Thăm dò ý kiến
Làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á? Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận