Phụ nữ Trung Quốc đeo khẩu trang chống ô nhiễm ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters |
Cụ thể, như ông Trần cho biết hôm 29-6, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 3.400 công ty và 3.700 công trường xây dựng vi phạm Luật bảo vệ môi trường, trong khi hơn 3.100 xưởng sản xuất phải đóng cửa sau các đợt kiểm tra.
Năm ngoái, các cơ quan bảo vệ môi trường Trung Quốc đã chuyển công an 2.080 vụ hình sự liên quan đến môi trường. Hơn 8.400 người liên quan đến các vụ việc này đã bị bắt giữ.
Theo Reuters, trước áp lực dư luận trong nước gia tăng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng tuyên bố phát động chiến dịch chống ô nhiễm môi trường, cam kết loại bỏ các dây chuyền sản xuất có tuổi thọ hàng thập kỷ gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường đất, nước và không khí.
Tuy nhiên, việc thúc ép các doanh nghiệp nhà nước cũng như các địa phương tuân thủ những quy định và tiêu chuẩn mới trong bảo vệ môi trường là điều không đơn giản.
Luật bảo vệ môi trường mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-1 năm nay là cơ sở pháp lý để chính quyền có thể áp mức phạt không giới hạn, thậm chí phạt tù với những trường hợp tái phạm nhiều lần.
Năm 2014, Trung Quốc đã dành 9,8 tỉ nhân dân tệ (1,58 tỉ USD) trong ngân sách đặc biệt để kiểm soát ô nhiễm không khí. Năm nay, Trung Quốc chủ trương giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường như sulphur dioxide (SO2) và nitrogen oxide (NO2), đồng thời cải thiện tiêu chuẩn về nhiên liệu đối với các loại phương tiện trên toàn quốc.
Đầu tháng 6 năm nay, một phiên tòa gây chú ý đã diễn ra tại thị trấn Hành Đông, tỉnh Hồ Nam liên quan việc 13 gia đình ở thị trấn Đạt Phổ kiện Công ty hóa chất Melody Chemical làm cho con cháu họ bị nhiễm độc chì. Đây được xem như phiên tòa đầu tiên tại Trung Quốc xét xử việc nhiễm độc chì xảy ra ở một nhóm trẻ em.
Luật sư đại diện các nguyên đơn Đới Nhân Huy cho biết: “Vụ việc này là tiền lệ quan trọng để các gia đình khác bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm kim loại nặng, có thêm tự tin và dũng cảm bảo vệ các quyền của họ trong vấn đề môi trường”.
Với phiên tòa tại thị trấn Hành Đông, các chuyên gia luật môi trường cho rằng việc tòa chấp nhận thụ án là tín hiệu tích cực cho thấy tiến bộ trong công tác xét xử, vì lâu nay lực lượng hành pháp Trung Quốc thường từ chối giải quyết những vụ việc khiếu nại liên quan tới môi trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận