10/10/2014 16:28 GMT+7

​Công dân Pakistan và Ấn Độ chia sẻ giải Nobel hòa bình

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Cô gái người Pakistan Malala Yousafzay và nhà hoạt động người Ấn Độ Kailash Satyarthi đã chia sẻ giải Nobel hòa bình năm 2014 về cuộc đấu tranh cải thiện quyền trẻ em.

Cô gái người Pakistan Malala Yousafzay 
Nhà hoạt động về quyền trẻ em người Ấn Độ Kailash Satyarthi  Ảnh:Getty Images

>> Cuộc chiến của Malala
>> Cô bé Malala bị Taliban bắn vào đầu ra sách chuyện đời mình

Hội đồng giải Nobel chiều 10-10 tuyên bố hai người đã được vinh danh vì cuộc chiến chống áp bức trẻ em, thanh niên và đấu tranh quyền được đến trường cho toàn bộ trẻ em.  

Theo AFP, khi giải thưởng được công bố, Malala đang còn học ở trường.

Malala sinh năm 1997, từng là ứng cử viên hàng đầu cho giải Nobel hòa bình năm 2014.

Tháng 10-2012, cô gái trẻ này từng bị Taliban bắn trọng thương ở đầu vì đấu tranh đòi quyền cho các bé gái được đi học. Yousafzay và Satyarthi sẽ nhận giải thưởng trị giá 1,1 triệu USD.

Năm 2013 giải Nobel hòa bình được trao cho Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) vì những nỗ lực của tổ chức này trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học.

Nhà hoạt động về quyền trẻ em người Ấn Độ Kailash Satyarthi đã bỏ nghề kỹ sư điện tử để xây dựng phong trào cứu sống trẻ em từ 30 năm trước. Giờ đây, tổ chức phi lợi nhuận  mà ông thành lập đang dẫn đầu trong phong trào bài trừ nạn buôn bán trẻ em và bóc lột trẻ em ở Ấn Độ.

Hội đồng Nobel nhận định Satyarthi đã giữ gìn truyền thống của anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi  và đã dẫn đầu rất nhiều cuộc tuần hành hóa bình ở Ấn Độ đấu tranh chống bóc lột lao động trẻ em vì mục đích tài chính. “Ông ấy cũng đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển những nguyên tắc quốc tế liên quan đến quyền trẻ em”- Hội đồng trao giải Nobel ở NA Uy khẳng định.

Cô gái Pakistan Malala Yousafzai là người trẻ nhất nhận giải trong lịch sử của giải Nobel. Sauk hi bị Taliban bắn vào đầu hồi tháng 10-2014, Yousafzai đã được đưa đến bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham bằng đường hàng không để chữa trị những vết thương đe dọa mạng sống của cô.

Kể từ đó, Yousafzai tiếp tục đấu tranh cho quyền được đi học của trẻ em nữ. Cô gái trẻ này từng xuất hiện trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để diễn thuyết cho mục tiên của cuộc đấu tranh mà cô đang thực hiện, từng được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới. 

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên