26/04/2017 10:13 GMT+7

​Phải giải phóng sức ì của thầy và trò

PGS.TS TRẦN THANH ÁI
PGS.TS TRẦN THANH ÁI

TTO - Theo nhìn nhận của nhiều người, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ GD-ĐT vừa công bố có nhiều cái mới, đặc biệt là cách tiếp cận phát huy năng lực.

“Chừng nào giáo dục chưa thoát khỏi “tư duy cai trị” thì cả thầy lẫn trò sẽ còn bị trói chân trong mớ bòng bong không lối thoát, và cuối cùng họ sinh ra tâm lý làm việc miễn cưỡng, mang tính đối phó 
 

Tuy nhiên, cũng có không ít người lo ngại về nhiều điểm của dự thảo như một nhà giáo đã nhận xét: trong dự thảo lần này không thấy bóng dáng người thầy đâu cả!

Điều này có thể hiểu là những người biên soạn dự thảo dựa trên giả định là chương trình không liên quan đến người dạy và có thể tiến hành thực hiện chương trình mới mà không cần đổi mới gì về con người, nghĩa là đội ngũ thầy cô giáo hoàn toàn có đủ năng lực áp dụng chương trình khi đã được thông qua.

Không có ý định bàn về giả định nói trên, trong góp ý này chúng tôi muốn nêu lên một khía cạnh khác, là điều kiện tiên quyết cho sự thành bại của mọi đổi mới: đó là đổi mới về cách thức vận hành của guồng máy giáo dục. Vì thế để những nỗ lực đổi mới có kết quả khả quan, chương trình giáo dục phổ thông cần phải hướng đến việc giải phóng sức ì của người dạy và người học.

Thật vậy, như mọi người đều thấy, cách vận hành của giáo dục nước ta hiện nay đang tạo ra vô vàn phiền toái cho thầy trò, khiến họ luôn luôn là những con người bị động, lúc nào cũng phải đối phó với những chỉ đạo từ cấp trên.

Cách vận hành ấy dựa trên tư duy lấy người lãnh đạo làm trung tâm, mà có người gọi là: chừng nào giáo dục chưa thoát khỏi tư duy ấy thì cả thầy lẫn trò sẽ còn bị trói chân trong mớ bòng bong không lối thoát, và cuối cùng họ sinh ra tâm lý làm việc miễn cưỡng, mang tính đối phó. Do đó phải tiến hành đồng thời nhiều việc, 

chứ không thể chỉ đổi mới chương trình một cách riêng lẻ, bởi vì vấn đề của giáo dục VN không chỉ là vấn đề chương trình phổ thông.

Vì vậy, muốn đổi mới giáo dục thành công phải đột phá ở việc đổi mới lề lối chỉ đạo trong giáo dục cho phù hợp với tinh thần tích cực hóa việc dạy học. Dạy và học tích cực là nhằm làm cho người dạy và người 

học trở thành những động cơ đồng hành, chứ không phải chỉ dựa vào sức kéo từ đầu máy duy nhất của những người chỉ đạo giáo dục.

Muốn vậy, cần phải kích hoạt động lực của thầy trò và hòa mạng sức kéo của họ vào lực kéo chung thì con tàu giáo dục mới có thể bon bon trên đường cao tốc đến với tri thức. Để đạt được điều đó, người dạy và học phải có không gian tự chủ đủ rộng để họ có thể tích cực 

hóa chính bản thân họ, trước khi tích cực hóa việc dạy và học. Không gian ấy chính là cái mà người ta thường gọi là tự do học thuật.

Chừng nào cách vận hành của guồng máy giáo dục vẫn chưa mang lại tự do học thuật cho người dạy và người học thì thầy và trò còn thụ động và mọi nỗ lực đổi mới, trong đó có đổi mới chương trình và sách giáo khoa, cũng sẽ không thành công.

PGS.TS TRẦN THANH ÁI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên