27/07/2014 07:56 GMT+7

Nụ cười của người thương binh

GIANG PHẠM thực hiện
GIANG PHẠM thực hiện

TT - Nếu về khu vực Thới Bình, phường Phước Thới, huyện Ô Môn, TP Cần Thơ hỏi thăm “ông Tùng cụt” - thương binh 1/4, bất kỳ người dân nào cũng biết.

iN8M6A5b.jpg
Không chân nhưng kỹ năng trèo dừa của thương binh Trần Thanh Tùng khiến ai cũng kính nể

Ở tuổi 18, chàng thanh niên khỏe mạnh Trần Thanh Tùng lên đường đi bộ đội tham gia chiến trường Tây Nam (đơn vị C5 tiểu đoàn 15, trung đoàn 550 công binh). Ở đó, trái mìn cóc oan nghiệt đã cướp đi của ông đôi chân lành lặn. Tỉnh dậy, ông không còn tin vào mắt mình, cảm giác hụt hẫng mất mát ở phần dưới cơ thể khiến ông vừa đau đớn vừa thất vọng, cha mẹ khi đến thăm cũng đau lòng không nói nên lời. Về nhà năm 1986 ở tuổi 20, Trần Thanh Tùng bắt đầu làm lại cuộc đời. Thời gian đầu ông tập xe lăn, song nhận thấy dùng xe lăn bất tiện lại phải phụ thuộc vào người khác, ông tự đóng cho mình đôi ghế gỗ và tập đi lại trên đôi tay của mình. Thời gian đầu tập đi còn cực nhọc, nhưng bây giờ ông đã có thể dùng hai tay di chuyển vài cây số từ nhà ra đường lộ là chuyện thường.

Tập đi vững vàng rồi, người thương binh bắt đầu đi tìm việc làm. Ông trải qua không ít nghề, từ đi bán vé số dạo đến giăng câu, chăn vịt, cắt lúa thuê… Cứ thế, ông xoay hết nghề này đến nghề khác để nuôi gia đình và bây giờ ổn định với một mảnh vườn nho nhỏ. Nơi đó, ông tự đóng chuồng trại, làm đất và chăm sóc đàn gà vịt của mình. Nhìn cảnh chuồng trại khang trang, không ai nghĩ nó được dựng bằng đôi bàn tay của người thương binh cụt hai chân. Ông cười bảo: “Người ta lành lặn làm ba ngày xong, còn mình thì bảy ngày. Ăn thua là ở chí bền, rồi việc gì cũng xong”.

Ấn tượng mạnh mẽ nhất nơi người thương binh này là nụ cười thường trực trên môi. Vừa tụt xuống từ trên cây dừa cao vời vợi, ông sảng khoái tâm sự: “Ráng chút nữa để có tiền cho con gái đi học đại học”.

XEW811Mj.jpg
Công việc hằng ngày của ông: gắn bó với mảnh vườn sau nhà chăm sóc đàn gà vịt của mình
3aRjEjts.jpg
Cặp ghế gỗ này trở thành đôi chân của ông
yWtFi7r2.jpg
Ông có thể bơi lội thuần thục như người bình thường
j4fua31Q.jpg
Hằng ngày, mấy đứa cháu họ ở nhà bên cạnh cũng thường xuyên qua phụ giúp ông làm việc. Ông Tùng bảo: dạy cho tụi nhỏ biết lao động để sau này không phá làng phá xóm
jdnF31Dk.jpg
Tranh thủ lúc nhàn rỗi, ông xoay ra chẻ củi phụ vợ
pJbWnl50.jpg
Mùa nước nổi, ông tranh thủ ra con kênh trước nhà kéo cá cải thiện bữa ăn
w01yPiDm.jpg
Một niềm vui lớn của ông: đút ăn cho cháu nội 2 tuổi
GIANG PHẠM thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên