* Nói “chẳng có ai ngồi trên xe ở nhiệt độ 55oC cả” (Tuổi Trẻ 9-1), vậy có nghĩa là xuống xe phải mang bình đi theo?
(kysuhieu205@...com)
* Tôi là nhân viên kiểm định kỹ thuật an toàn các chất và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Xin thưa rằng: bình chữa cháy xách tay là một thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, việc trang bị trên ôtô là vi phạm quy tắc an toàn về sử dụng và bảo quản bình chịu áp lực. Không hiểu cơ quan chức năng đã tham khảo ý kiến chuyên gia chưa mà ra quy định này?
* Theo tôi, việc quy định bắt buộc các loại ôtô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị bình chữa cháy nên được xem lại một cách thấu đáo, khoa học bởi theo như những phân tích của các nhà khoa học, kỹ sư chuyên ngành, quả thật rất đáng lo ngại khi để trong xe “quả bom nổ chậm” khi xe đậu ngoài trời nắng? Nên chăng chỉ nên quy định bắt buộc đối với một số xe chở hàng hóa là vật liệu dễ cháy, nổ hoặc xe khách chở người từ 9 chỗ trở lên.
* Mục tiêu của việc bắt buộc trang bị bình chữa cháy chưa hợp lý. Nếu nói trang bị bình xịt chữa cháy để cứu người là không đúng vì khi xảy ra cháy, người ngồi trên ôtô tốt nhất thoát khỏi xe càng nhanh càng tốt. Nếu nói để cứu tài sản (xe) cũng không hợp lý vì khi ôtô xảy ra cháy thì bình chữa cháy mini không thể dập tắt được đám cháy.
Đối với ôtô, nếu có xảy ra cháy thì phần lớn bị cháy ở khoang động cơ. Trong trường hợp như vậy, bình chữa cháy mini không giải quyết được gì, có khi lại nguy hiểm cho người cầm bình mini tìm cách dập lửa.
* Nếu tôi nhớ không lầm, tất cả thiết bị nồi hơi, áp suất... đều có trung tâm kiểm định an toàn lao động của Bộ LĐ-TB&XH cấp phép. Trong trường hợp này, trung tâm nên thí nghiệm nâng nhiệt bình chữa cháy ở các cấp nhiệt độ 40-100oC để kiểm tra bình an toàn ở ngưỡng nào, làm gì mà cứ đoán non đoán già.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận