04/09/2013 18:12 GMT+7

The Voice nhí: Con thi hát hay cha mẹ thi hát?

BÁCH HỢP (TP.HCM)
BÁCH HỢP (TP.HCM)

TTO - Câu chuyện Con đi thi The Voice, bố nấu ăn trong toilet được bạn đọc quan tâm bởi nó gợi mở rất nhiều vấn đề về hậu trường “thế giới showbiz” cũng như sự quan tâm của phụ huynh trong việc giúp đỡ đam mê ca hát của con trẻ.

lqhX6wUC.jpgPhóng to
Anh Lương Quốc Thái - phụ huynh thí sinh Lương Thùy Mai - nấu cơm trong nhà vệ sinh khách sạn trong những ngày đưa con đi thi The Voice Kids tại TP.HCM - Ảnh: Facebook anh Thái

Con đi thi The Voice, bố nấu ăn trong toiletTôi đưa con đi thi The Voice KidsPhương Mỹ Chi: hát cảm xúc nhưng không có gì mới?

Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của bạn đọc Bách Hợp gửi đến tòa soạn ngày 4-9:

Những gì người ta thấy trên truyền hình chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”! Đọc nhật ký Tôi đưa con đi thi The Voice Kids biết rằng đằng sau những đêm diễn hoành tráng, những tiết mục sôi động, những lời khen tặng, những lần “like”, lần “share” trên mạng xã hội… là mồ hôi, nước mắt, là những vất vả, mệt mỏi, đắn đo, cân nhắc… của người trong cuộc.

Khi The Voice Kids phiên bản Việt đi được một nửa chặng đường thì tôi bắt đầu đặt câu hỏi: chương trình diễn ra vào giữa hè, kéo dài đến tháng 9, tháng 10. Vậy những em lọt vào vòng trong có đi học không, hay phải bảo lưu việc học để đầu tư cho một trào lưu nhà nhà đi thi, người người đi thi để được gia nhập giới showbiz, để được nổi tiếng.

Các bé đi thi đều ở lứa tuổi “lỡ cỡ” (từ 9-15 tuổi), giai đoạn chương trình học khá nặng và căng thẳng, bỏ vài tiết học đã khó lấy lại căn bản, nói gì đến bỏ học cả tháng ròng. Cha mẹ các em sao lại dễ dàng đồng ý việc ưu tiên đi… thi thay vì ưu tiên đi học?

Những trải nghiệm tại sân chơi Giọng hát Việt nhí thật sự rất đáng giá. Những tài năng nhí được làm việc với êkip chuyên nghiệp, được chỉ dạy bài bản, được biểu diễn trên sân khấu lớn không khác gì ca sĩ. Hào quang đó khiến các bậc phụ huynh quên rằng đã thi thì phải có thắng có thua, cùng với những áp lực mà có lẽ không đứa trẻ nào sẵn sàng để đón nhận.

Ban đầu chỉ là một sân chơi mới đầy háo hức, khi vào vòng trong, sự “cay cú”, ăn thua mới bắt đầu. Huấn luyện viên này không công bằng, chọn bài không thích hợp, thiên vị thí sinh được dư luận quan tâm, thí sinh kia là con ông cháu cha, quen biết ban tổ chức… Những khen ngợi, tâng bốc thái quá cũng có, những ý kiến cay nghiệt, so đo cũng không ít.

Nhìn ánh mắt buồn rười rượi của Phương Duyên và Quang Nhật khi huấn luyện viên Hiền Thục chọn Phương Mỹ Chi sau cuộc “đối đầu” mới thấy cuộc thi khắc nghiệt biết bao. Ai sẽ bù đắp nỗi buồn của những đứa trẻ đang lớn khi các em có giọng hát, có tài năng nhưng vẫn thua trong “cuộc chiến không cân sức”. Nỗi buồn ấy sẽ còn âm ỉ đến sau này như một vết cắt vào sự hồn nhiên, non nớt của tuổi thơ.

Vẫn biết format cuộc thi là vậy, đã tham gia thì phải chấp nhận. Nhưng nhìn lại vẫn thấy các đứa trẻ còn quá vô tư. Chúng không biết rằng đi thi thì phải chịu những áp lực nặng nề. Còn những người lớn - ban tổ chức và cha mẹ chúng, phải chăng đang vô tình đẩy đứa trẻ vào một cuộc chơi mà cái kết không chỉ có hậu? Chỉ có một người giành giải cao nhất, còn những người bị loại phải “xách vali về nhà ngay lập tức” (như lời dẫn của rất nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay).

Ông bố, bà mẹ nào lại không muốn tự hào khoe với bạn bè rằng: con tôi hát hay, dạn dĩ, múa đẹp, nhảy giỏi, đã đoạt giải thưởng này, cuộc thi kia, là ca sĩ của trường, của quận… Nhiều đứa trẻ đi thi khao khát được “lên sóng”, được nổi tiếng và nhiều người biết đến không phải vì bản thân em muốn vậy, mà có khi vì thực hiện những ước mơ dang dở, những hi vọng, đam mê của cha mẹ.

Để rồi, các con trẻ chưa đủ độ “chín” phải gánh chịu những nỗi buồn đầu đời, những thất vọng đầu đời, tắt nguội những dễ thương, hồn nhiên…

Như lời anh Lương Quốc Thái, phụ huynh thí sinh Lương Thùy Mai trong nhật ký “đưa con đi thi Giọng hát Việt nhí”, đã viết: “Hãy cân nhắc và suy nghĩ kỹ”. Đưa các em đi thi được nhiều cái lợi, nhưng có lẽ, nếu con trẻ mất đi sự hồn nhiên của lứa tuổi thì cái giá phải trả cũng rất cần được đắn đo!

Sân khấu lung linh chói lóa, hậu trường xập xệ tối tăm là... bình thường!

Theo tôi, The Voice Kids hay các chương trình truyền hình thực tế khác đơn giản chỉ là một cuộc chơi, mà đã tham gia cuộc chơi thì phải chấp nhận luật chơi của nó. Không nên ban đầu tự nguyện tham gia, đến khúc sau lại đi kêu than khổ cực. Ban tổ chức có “kề dao vào cổ” bắt người này người kia phải tham gia đâu. Trái lại, chính các bậc cha mẹ cũng vì mong con nổi tiếng, mong con phát huy tài năng, muốn con được lên tivi, muốn con thỏa mãn khát khao, ước mơ này kia... mà đăng ký cho con dự thi và ký vào các bản hợp đồng "không công bằng" đấy chứ.

Việc hình ảnh trên sân khấu lung linh chói lóa, còn phía sau hậu trường lại xập xệ tối tăm cũng là chuyện bình thường. Bình thường đến mức đương nhiên! Vì các chương trình truyền hình lúc nào cũng có hai khâu là khâu sản xuất và khâu phát sóng. Khi sản xuất, mọi người cùng khổ cực, cùng mệt mỏi, cùng gào thét, "chửi bới" nhau và dẹp hết tự ái cá nhân qua một chỗ vì ưu tiên hàng đầu là tổng thể chương trình, chứ không phải cá nhân mỗi thí sinh.

Đây là các thí sinh nhí "không tên tuổi", chứ cả các ngôi sao tầm cỡ, khi tham gia các chương trình thực tế họ cũng phải tự lực cánh sinh thôi. Tôi cho rằng 9 người 10 ý, thật khó để ban tổ chức làm vừa lòng tất cả mọi người. Ngay cả bây giờ họ đáp ứng các vấn đề như anh Lương Quốc Thái nêu ra, chắc gì anh ấy đã thấy vui lòng. Nếu anh ấy vui lòng, chắc gì các phụ huynh khác đã vui lòng?

Trong các cuộc thi, cuộc chơi mà tôi có tham gia tìm hiểu thì tôi chỉ thấy các cuộc thi hoa hậu và người đẹp là thí sinh được chăm chút “tận răng”, nhưng đó cũng chỉ là các cô vào vòng chung kết thôi. Mà rồi các cuộc thi đó cũng bị thí sinh đứng ra tố cáo ban tổ chức um xùm hết cả. Có ai hài lòng tuyệt đối đâu.

(Nguyễn Ngọc Long Blackmoon - Blogger Truyền thông xã hội)

BÁCH HỢP (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Con \u0111i thi The Voice, b\u1ed1 n\u1ea5u \u0103n trong toilet \u0111\u01b0\u1ee3c b\u1ea1n \u0111\u1ecdc quan t\u00e2m b\u1edfi n\u00f3 g\u1ee3i m\u1edf r\u1ea5t nhi\u1ec1u v\u1ea5n \u0111\u1ec1 v\u1ec1 h\u1eadu tr\u01b0\u1eddng \u201cth\u1ebf gi\u1edbi showbiz\u201d c\u0169ng nh\u01b0 s\u1ef1 quan t\u00e2m c\u1ee7a ph\u1ee5 huynh trong vi\u1ec7c gi\u00fap \u0111\u1ee1 \u0111am m\u00ea ca h\u00e1t c\u1ee7a con tr\u1ebb." />