16/03/2012 10:40 GMT+7

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Xa rời thực tế?

NGUYỄN VĂN LINH
NGUYỄN VĂN LINH

TTO - Phương án sửa Luật thuế thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính đang tạo nên tranh luận nhiều chiều. Nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ như thế là xa rời thực tế, không phù hợp điều kiện kinh tế và bối cảnh hiện tại.

Tuổi Trẻ Online giới thiệu một số ý kiến phản hồi của bạn đọc sau khi biết Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời "Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi" trên Tuổi Trẻ sáng 16-3. Và mời bạn đọc cùng chia sẻ.

“Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi”Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: mới đề xuất đã lạc hậu

n2fcPw3o.jpgPhóng to

Theo hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về cách tính thuế thu nhập cá nhân, sẽ có nhiều người bị loại khỏi diện miễn thuế. Trong ảnh: hướng dẫn thủ tục về thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

Tại sao phải đợi?

Hiện tại giá cả vật chất tăng hằng ngày mà Luật thuế thu nhập cá nhân làm năm năm một lần mà mức thì không thay đổi. Vậy hỏi thử người làm luật sống ở đâu không biết? Phải dựa vào mức lương và lạm phát hằng năm để thay đổi thì thích hợp nhất. Chúng ta không thấy trước mắt là Luật thuế thu nhập cá nhân cũ có phù hợp hay không mà sao vẫn cứ phải dựa theo cái cũ mà làm Luật thuế thu nhập cá nhân?

Không phù hợp với điều kiện kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói là căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội để điều chỉnh mức giảm trừ. Vậy tốc độ lạm phát đến hai con số có phải thuộc điều kiện kinh tế xã hội không?

"Theo tính toán của Bộ Tài chính, đến năm 2014 khi áp dụng phương án đề xuất thì 70% người đang nộp thuế ở bậc 1 sẽ không phải nộp thuế. 70% bậc 2 sẽ chuyển sang nộp ở bậc 1. Như vậy ngân sách sẽ giảm thu 8.150 tỉ đồng rồi". Có lẽ thứ trưởng nghĩ rằng một người có mức lương 4 triệu đồng/tháng trong năm 2009 vẫn giữ mức lương ấy vào năm 2014, và một người thu nhập hằng tháng là 6 triệu đồng trong năm 2014 cũng vẫn duy trì đến năm 2018?

Giá cả từ nay đến 2014 có ổn định?

Thứ trưởng Bộ Tài chính có nói rằng "Quan điểm của luật này là chính sách phải ổn định", nhưng giá cả từ nay đến năm 2014 liệu có ổn định hay không?

Người làm chính sách không phải đưa ra những chính sách trên mây, trên gió mà cần căn cứ vào thực tế cuộc sống, phải dự báo được những khả năng có thể xảy ra thì mới đưa ra được chính sách đúng đắn, phù hợp với lợi ích của người dân và đất nước.

Sao lấy mức sống nghèo khó làm chuẩn?

Đọc bài “Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi”, tôi thật không hiểu nổi vì sao Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho là mức khấu trừ bản thân 6 triệu và người phụ thuộc 2,4 triệu là "khoan sức dân" dù theo dự trù còn áp dụng đến năm 2018?

Thứ trưởng lý luận là mức sống dân cư hiện nay rất thấp so với 6 triệu và thu nhập bình quân đầu người là 2,2 triệu đồng/tháng mà không thấy rằng nước ta hiện nay thu nhập bình quân đầu người (nếu là 2,2 triệu đồng/tháng như thứ trưởng nói) không đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Và Nhà nước có trách nhiệm làm cho đời sống của người dân khá lên chứ không phải lấy mức sống nghèo khó như hiện nay làm chuẩn.

Khoan sức dân chưa hợp lý!

Nếu nói mức khởi điểm chịu thuế là 6 triệu đồng và đến năm 2014 mới có hiệu lực thì từ năm 2012 và năm 2013 người dân phải còn chịu một sự bất hợp lý của mức khởi điểm chịu thuế là 4 triệu đồng, trong khi tình hình lạm phát giá cả tăng cao khiến mức sống của người dân ngày càng giảm.

Từ nay đến năm 2014 cũng không thể dự đoán chính xác sẽ tiếp tục lạm phát ở mức nào và nếu tỉ lệ tăng của lạm phát bằng hoặc cao hơn tỉ lệ tăng của mức khởi điểm chịu thuế thì hỡi ơi số con cò cũng hoàn con cò. Nên chăng hãy áp dụng mức khởi điểm 6 triệu đồng từ năm 2013 để còn khoan sức dân và tăng chất lượng cho cuộc sống người Việt.

Cần thay đổi sớm!

Ai cũng muốn thay đổi luật sớm để có mức sống thoải mái trong cuộc sống hằng ngày. Bây giờ 4 triệu thì sinh hoạt hằng ngày của một người độc thân có nhà cửa còn chưa đủ, chứ nếu còn phải mướn nhà trọ thì làm sao mà đủ. Còn nếu đến năm 2014 mức giảm trừ bản thân là 6 triệu thì so với thời điểm này chỉ là 4,6 triệu (nếu lãi suất ngân hàng là 14%/năm như hiện nay).

Gánh nặng thuế

Tôi làm ở Khu công nghiệp Sóng Thần và nhận thấy một điều thực tế rằng công nhân hầu hết phải tăng ca mới có thêm khoản tiền chi tiêu cho cuộc sống tha hương, làm quần quật từ 7g sáng đến 22g, có người ngất xỉu do quá sức. Tăng ca mới có thêm thu nhập nhưng cuối cùng chỉ được khoảng 5 triệu đồng cũng phải nai lưng ra đóng thuế cho đến năm 2014. Đến năm 2014 nghĩa là khoảng thời gian gần hai năm nữa, khi đó mức lương tối thiểu chắc chắn phải tăng thêm nhiều mới đủ trang trải cuộc sống.

Vậy khi đó với 6 triệu đồng đã phù hợp thực tế chưa? Tôi đọc bài phỏng vấn “Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi” và nhận thấy thật sự xa rời thực tế quá nhiều, không phù hợp với đa số cuộc sống của người dân.

NGUYỄN VĂN LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên