26/10/2018 07:00 GMT+7

Quốc hội bắt đầu hai ngày thảo luận kinh tế - xã hội

T.CHUNG
T.CHUNG

TTO - Phiên thảo luận hứa hẹn "nóng" với các phát biểu và tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ về những vấn đề giáo dục, giao thông, quy hoạch, xây dựng, văn hóa... đang bức xúc.

Quốc hội bắt đầu hai ngày thảo luận kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Các phiên thảo luận của Quốc hội các kỳ gần đây trở nên sôi động với những tấm biển tranh luận - Ảnh: Quochoi.vn

Trong hai ngày 26 và 27-10, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Nội dung thảo luận cũng bao gồm đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; việc thực hiện nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Đó là nội dung chương trình nhưng theo thông lệ của các phiên thảo luận kinh tế - xã hội của các kỳ họp gần đây, chắc chắn các đại biểu sẽ nêu ra tại diễn đàn này những vấn đề thực tiễn đang bức xúc trong đời sống hiện nay.

Giáo dục, giao thông, quy hoạch, xây dựng, văn hóa..., những lĩnh vực mà sự chưa hài lòng của cử tri được các đại biểu cụ thể hóa phần nào bằng lá phiếu tín nhiệm vừa bỏ hôm qua 25-10, hẳn sẽ nóng hơn cả.

Trong quá trình thảo luận, các bộ trưởng, trưởng ngành và các thành viên Chính phủ cũng phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng được mời phát biểu giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tấm biển tranh luận vốn đã dần trở thành hình ảnh quen thuộc ở nghị trường chắc chắn sẽ xuất hiện ở hai ngày thảo luận này, hứa hẹn những cuộc trao đổi sôi nổi về những câu chuyện mà người dân quan tâm.

Hai ngày làm việc này của Quốc hội sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

Phiếu tín nhiệm: Tư lệnh ngành nhạy cảm chịu thiệt thòi hơn Phiếu tín nhiệm: Tư lệnh ngành nhạy cảm chịu thiệt thòi hơn

TTO - "Người đứng mũi chịu sào các lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm đều phải chịu tác động, nếu cũng bộ trưởng đó nhưng là ở một lĩnh vực khác thì chưa chắc số phiếu đã như vậy. Chúng ta phải khách quan".

T.CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên