Production manager và cẩm nang để thành production manager giỏi (phần 1)

Production Manager là một trong những vị trí “hot” trên thị trường việc làm hiện nay bởi vô số cơ hội việc làm tiềm năng và mức thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là đối với các bạn trẻ đang theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Vậy Production Manager là gì?

Production manager và cẩm nang để thành production manager giỏi (phần 1)- Ảnh 1.

1. Production Manager là gì?

Khi nghĩ đến Production Manager, nhiều người thường nghĩ đến ngành công nghệ thông tin. Nhưng trong thực tế, quản lý sản xuất cũng xuất hiện trong tất cả các ngành khác, miễn là tạo ra sản phẩm.

Vì vậy rất khó để định nghĩa nhà quản lý sản xuất chính xác và toàn diện nhất do mỗi công ty có những nhiệm vụ cũng như yêu cầu khác nhau. Nói chung, họ là cầu nối giữa kinh doanh, công nghệ và UX/UI.

● Kinh doanh: Tập trung vào việc tối ưu hóa giá trị thương mại của sản phẩm.

● Công nghệ: Tích hợp công nghệ để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Trong ngành công nghệ thông tin nói riêng, đòi hỏi các nhà quản lý sự hiểu biết cơ bản về các nền tảng công nghệ cần thiết để dự trù thời gian và lên chiến lược sản xuất.

● UX/UI: Cần biết cách cân bằng các yếu tố về tính thẩm mỹ và tính năng của sản phẩm, ứng dụng để đưa ra các quyết định quan trọng từ đó xây dựng chiến lược hợp lý trên thị trường.

Production Manager là ai? - Ảnh: Internet.

Production Manager là ai? - Ảnh: Internet.

2. Phân biệt cơ bản Production Manager và Project Manager

Nếu không hiểu chính xác Production Manager, chúng ta thường lầm tưởng rằng vị trí này và Project Manager là như nhau. Mặc dù định nghĩa của hai công việc này hoàn toàn khác nhau nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

Về ý nghĩa

Product chính là một sản phẩm cụ thể cho một nhóm người dùng. Những người dùng này sẽ nhận được giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Project chính là một dự án, một kế hoạch. Project Manager là người lên kế hoạch cho dự án, người thực hiện dự án mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Các dự án thường có ngày bắt đầu và ngày kết thúc rõ ràng. Sau khi dự án cũ hoàn thành, doanh nghiệp sẽ chuyển sang dự án mới.

Về vai trò

Giám đốc sản xuất là người đảm bảo phát triển sản phẩm, quản lý, giám sát và đánh giá các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và truyền thông dưới chức danh là giám đốc sản xuất.

Project Manager sẽ quản lý dự án, thực hiện chiến lược do Production Manager phát triển để thực thi dự án đảm bảo sao cho đúng thời hạn đã định trước.

Về trách nhiệm

Là giám đốc sản xuất, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và bán hàng. Ở mặt khác, Project Manager có trách nhiệm thực hiện các dự án ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp.

3. Mô tả công việc của Production Manager

3.1 Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường

Thực hiện nghiên cứu để có được cái nhìn sâu sắc về thị trường chung, người dùng và đối thủ cạnh tranh của công ty. Tìm hiểu sản phẩm và thị trường là điều quan trọng đầu tiên, bạn cần hiểu rõ từng chi tiết sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu sản phẩm là chưa đủ mà còn phải hiểu thị trường tiềm năng để nhận định chính xác về khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng. Chưa kể đến việc bạn cũng phải thực hiện thuyết trình với nội bộ công ty, nhà đầu tư và các bên liên quan trước khi bắt đầu thực thi.

3.2 Thực hiện quản lý, giám sát quá trình sản xuất

Giám đốc sản xuất là người trực tiếp giám sát, hướng dẫn các nhân viên, chuyên gia và chuyên viên cao cấp thực hiện các sản phẩm. Những sản phẩm này có thể là những sản phẩm hiện có hoặc sắp ra mắt. Giám đốc sản xuất cần theo sát quy trình hoạt động từ đầu đến cuối để đảm bảo công việc diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất.

Giám sát quá trình sản xuất - Ảnh: Internet.

Giám sát quá trình sản xuất - Ảnh: Internet.

3.3 Hoạch định chiến lược

Một giám đốc sản xuất phải có khả năng đưa ra chiến lược từ ngắn hạn đến dài hạn. Khi chiến lược đưa ra có tính cụ thể và phù hợp thì có thể mang lại kết quả kinh doanh rất tốt cho công ty.

Ngược lại, khi một kế hoạch không thành công sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của kế hoạch phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, nếu kế hoạch không thành công thì nguồn lực của công ty bị lãng phí: con người, chi phí đầu tư, máy móc thiết bị đều bị lãng phí. Do đó, người quản lý sản xuất giỏi phải lập kế hoạch chiến lược tốt.

3.4 Lập kế hoạch phát triển sản phẩm

Với thông tin thu thập được, kết hợp với dữ liệu thị trường có sẵn, người quản lý sản xuất phải vận dụng nó để phát triển kế hoạch chiến lược cho sản phẩm. Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu, biểu đồ sản phẩm và một lịch trình chi tiết. Mục đích là nhằm tạo ra các sản phẩm mới để đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của người dùng.

Quản lý sản xuất có thể sử dụng hoặc thiết lập các chiến lược để phát triển và cải tiến các sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng một cách hiệu quả hơn. Thiết kế chiến lược là nhiệm vụ rất quan trọng của người quản lý sản xuất để đưa doanh nghiệp phát triển.

Để tránh sai sót, nhà quản lý cần lập kế hoạch phát triển sản phẩm - Ảnh: Internet.

Để tránh sai sót, nhà quản lý cần lập kế hoạch phát triển sản phẩm - Ảnh: Internet.

3.5 Quản lý đội ngũ sản xuất

Với cương vị là nhà quản lý cấp cao, Production Manager cần quản lý nhân viên của mình. Cụ thể, bạn cần quản lý, chỉ đạo một số lượng lớn nhân viên cấp dưới từ bộ phận sản xuất, marketing, R&D, bộ phận phát triển và nhiều bộ phận khác.

Nhà quản lý cần chỉ đạo, quản lý làm sao cho các bộ phận này hoạt động hiệu quả nhất. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm được thành công.

(Còn tiếp)

Tìm hiểu chi tiết về công việc của IT CommunicatorTìm hiểu chi tiết về công việc của IT Communicator

IT Communicator vẫn còn là một việc làm khá mới lạ đối với nhiều người. Thậm chí, những người làm trong lĩnh vực IT cũng khá mơ hồ về công việc này. Bạn hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu đáp án cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên