29/09/2023 17:38 GMT+7

Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với yếu tố văn hóa, môi trường

Ngày 29-9, tại buổi tọa đàm trực tuyến Chương trình phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn 2045, các diễn giả đã đưa ra nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển bền vững cần gắn phát triển kinh tế với đặc trưng văn hóa, môi trường.

Tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: T.LŨY

Tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: T.LŨY

Theo tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), muốn phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quan hệ giữa văn hóa và môi trường có vai trò quan trọng cho phát triển bền vững và cần tích hợp vào quy hoạch tổng thể vùng.

Về vấn đề lao động, hơn 43% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 2/3 làm nghề trồng lúa, hoa màu. Đây là vùng có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong khi tỉ lệ già hóa dân số xếp hạng cao nhất so với các vùng kinh tế - xã hội khác… 

Bên cạnh đó, khu vực này cũng có thu nhập bình quân đầu người thấp, GRDP năm 2020 đạt 56 triệu đồng (trung bình cả nước là 81,6 triệu đồng).

Hiện tại trong các mô hình kinh tế, công nghiệp chỉ chiếm hơn 11% trong tổng ngành của cả nước, tuy nhiên ngành dịch vụ hiện đang là ngành phát triển nhanh nhất trong vùng. 

Về nguồn lực, cần quan tâm nhất là vấn đề di cư cơ học, lực lượng lao động trẻ đổ về các vùng miền khác để tìm việc, các địa phương cần phải xem xét vì sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực cho vùng… 

Trong các mô hình kinh tế, việc khai thác phát triển nông nghiệp, thủy sản, khai thác cát làm giảm đa dạng sinh học của vùng, giảm diện tích rừng ngập mặn… gây nên tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông cần được xem xét thấu đáo.

“Để phát triển bền vững nên chú trọng khai thác văn hóa sông nước phải gắn với các sản phẩm và mô hình phát triển kinh tế xã hội. UNESCO coi môi trường, văn hóa, xã hội và kinh tế là bốn vấn đề phát triển bền vững của một vùng đất, trong đó văn hóa và môi trường được xem là trụ cột phát triển”, TS Lê Thanh Hòa nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Thủy - phó cục trưởng Cục Du lịch, thời gian qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh; các sản phẩm du lịch còn trùng lắp, chưa khai thác đặc trưng hay phát huy đặc thù riêng biệt… 

Gần đây một số địa phương đã chú trọng hướng đến đặc trưng riêng trong sản phẩm du lịch như TP Cần Thơ với lễ hội bánh và trái cây Nam Bộ; Đồng Tháp khai thác văn hóa ẩm thực từ sen; Bạc Liêu với lễ hội đờn ca tài tử; Vĩnh Long với di sản quần thể gốm Mang Thít…

"Thời gian tới muốn phát triển du lịch, dịch vụ bền vững gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường, các tỉnh thành cần liên kết với nhau và liên kết điều phối với trung tâm điều phối lớn là TP.HCM", ông Thủy nhấn mạnh.

Diễn đàn Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2045 (gọi tắt là SDMD 2045) là sự kiện triển khai theo chủ trương của Chính phủ, do Trường đại học Cần Thơ khởi xướng từ năm 2022.

Diễn đàn nhằm kết nối các bên liên quan trong nước và quốc tế, góp phần đề xuất các định hướng, chính sách, giải pháp cho Chính phủ, các cơ quan ban ngành; đồng thời thúc đẩy hợp tác xây dựng và triển khai các chương trình, dự án thiết thực, nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Doanh nghiệp Trung Quốc đến Đồng bằng sông Cửu Long tìm cơ hội hợp tác, đầu tưDoanh nghiệp Trung Quốc đến Đồng bằng sông Cửu Long tìm cơ hội hợp tác, đầu tư

Hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc đã đến tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác, đầu tư tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong bối cảnh những dự án đầu tư đã qua chỉ tập trung ở 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang và Bến Tre.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên