13/09/2012 08:01 GMT+7

Phải đặt an toàn của dân lên đầu

Ông TRẦN XUÂN THỌ(trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam)
Ông TRẦN XUÂN THỌ(trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam)

TT - Chiều 12-9, buổi làm việc giữa các nhà khoa học các bộ, ngành trung ương với chính quyền tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư về tình hình động đất, rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 đã “nóng” lên.

Các bên đã không đồng quan điểm trong cách nhìn nhận vấn đề.

Họp về động đất, địa phương không "tâm phục"Chuyên gia giám định khảo sát thiệt hại động đấtThủ tướng sẽ quyết thời điểm tích nước thủy điện Sông Tranh 2Dân ở Thủy điện Sông Tranh 2: đối mặt động đất

pO5oFZ9z.jpgPhóng to
Ông Trần Xuân Thọ - Ảnh: Đ.NAM

"Với những gì đã và đang xảy ra ở Sông Tranh 2, chúng tôi không tin được. Các nhà khoa học bảo ba năm nữa mới hoàn tất đề tài cấp nhà nước về động đất ở Trà My.

Vậy khi đó liệu dân còn sống nữa không mà tin. Nếu các nhà khoa học đặt mình vào vị trí của người dân thì các anh có tin không? Bây giờ nếu ai hỏi tôi tin không, tôi trả lời thẳng: không tin"

Sau bốn ngày khảo sát, Viện Vật lý địa cầu đã báo cáo sơ bộ về tình hình động đất tại khu vực Bắc Trà My và các huyện lân cận. Cũng như những lần khảo sát và báo cáo trước đây, các chuyên gia của viện này vẫn khẳng định động đất chỉ là động đất kích thích và nằm trong giới hạn đã được tính toán trước. Cụ thể động đất ở Sông Tranh 2 không vượt quá ngưỡng 5,5 độ Richter (là ngưỡng an toàn thiết kế đập).

Chuyên gia đảm bảo an toàn

Báo cáo tại cuộc làm việc, TS Lê Huy Minh, phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết đã có 15 trận động đất từ ngày 17-8 đến 15-9, trong đó trận động đất mạnh nhất là 4,2 độ Richter. Các chuyên gia khảo sát được vùng chấn động cực đại là cấp 6 quanh khu vực Bắc Trà My kéo dài khoảng 20km theo phương tây bắc - đông nam. Vùng chấn động cấp 5 khoảng 40km kéo dài từ Trà My đến các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My và Nam Trà My. Vùng chấn động cấp 3 kéo dài từ Khâm Đức, Tân An (Quảng Nam) đến Trà Bồng (Quảng Ngãi). Các chuyên gia kết luận nguyên nhân động đất là do hồ thủy điện tích nước làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới giập vỡ, do đó làm giảm độ bền cắt của các đất đá trong đới. Khi đứt gãy hoạt động đã ở trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền cắt của đất đá trong đới đứt gãy dẫn tới việc dịch trượt làm động đất phát sinh. Mặc dù giải thích an toàn nhưng TS Lê Tự Sơn (Viện Vật lý địa cầu) vẫn cho rằng: “Cần xem xét lại kiến tạo và nghiên cứu nhiều trong khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Bộ Khoa học - công nghệ đã duyệt đề tài nghiên cứu này với mục tiêu theo dõi những biến động ở Sông Tranh 2”.

Ngay sau chuyến khảo sát, báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Quang, phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), khuyến cáo: một số nhà đã bị nứt, cần tư vấn động đất và cách phòng chống trong tương lai. Bộ Xây dựng sẽ làm việc này và gửi các hướng dẫn cho người dân trong vùng động đất. TS Minh đề nghị: “Người dân địa phương nên bình tĩnh ứng xử hợp lý với động đất. Chính sự lúng túng sẽ gây tổn thương lớn hơn động đất”.

Y5psKAaZ.jpgPhóng to
Ông Lưu Thế Biểu - Ảnh: Đ.NAM

Chính quyền địa phương không tin

"Các lãnh đạo địa phương Quảng Nam phải tin vào các nhà khoa học, phải tin vào những thành quả mà các nhà khoa học đã cất công nghiên cứu, đánh giá về Sông Tranh 2. Chính bản thân tôi đã làm rất nhiều công trình thủy điện từ Hòa Bình, Sơn La và khi ấy nhiều quan ngại lắm, Quốc hội cân nhắc nhiều lần nhưng cuối cùng cũng đã cho xây dựng và hiện rất an toàn"

Khẳng định tại buổi làm việc, phó Ban quản lý xây dựng EVN Lưu Thế Biểu cho rằng động đất dù lớn hơn mức thiết kế thì đập vẫn an toàn. Hiện tại công tác chống thấm rò rỉ đã đạt tất cả các thông số thiết kế và ổn định để tích nước. Tất cả các thông số liên quan đến động đất đã được kiểm tra và công trình vẫn đảm bảo an toàn. “Bộ Công thương đã có phương án tích nước. Nếu tích nước sẽ theo một quy trình nghiêm ngặt. Bộ sẽ họp với các chuyên gia để nghe phản biện trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề tích nước” - ông Biểu nói. Tuy nhiên về phía các địa phương bên dưới chân đập, chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức Đào Bội Thuyên cho rằng sau những rung chấn vừa qua, người dân ở hạ lưu sông Tranh tại Hiệp Đức quá bất an. Ông Thuyên bức xúc: “Năm 1964 trận lũ lịch sử, người dân dọc bờ sông Thu Bồn chết la liệt chưa ai quên. Bây giờ nếu vỡ đập, dân Hiệp Đức làm sao sống nổi? Nói an toàn thì ai dám chắc rằng hàng triệu mét khối nước trên đó không đổ xuống?”.

Ông Trần Xuân Thọ, trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, cho rằng phải nêu rõ mối quan hệ giữa chất lượng công trình và động đất tại Sông Tranh 2. Trả lời câu hỏi này, TS Trần Tuấn Anh, viện trưởng Viện Địa chất, cho rằng: “Động đất kích thích sẽ không vượt ngưỡng thiết kế 5,5 độ Richter. Riêng chất lượng công trình đập thì Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ có câu trả lời”. Tuy nhiên, ông Thọ vẫn bảo lưu quan điểm của mình: “Một biển nước như vậy mà chất lượng thi công kém, không đảm bảo an toàn thì làm sao dân tin được. Tôi kiến nghị trung ương, kể cả Bộ Chính trị, hết sức tỉnh táo trước khi ra quyết định tích nước. Chưa đủ điều kiện chưa cho tích nước”.

Phát biểu tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Đức Hải, bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho rằng ông không thật sự yên tâm vì thời gian khảo sát của đoàn quá ngắn. Vì thế phải đặt vấn đề an dân lên hàng đầu. Thận trọng và bình tĩnh trong việc nghiên cứu để Sông Tranh 2 tích nước. “Muốn an dân thì phải an toàn”. Ông Hải cho rằng các nhà khoa học không nên so sánh an toàn đập và động đất với thủy điện Sơn La và Hòa Bình vì các công trình này các nhà khoa học phản biện kỹ trước khi làm, còn Sông Tranh 2 thì ngược lại. “Các nhà khoa học cho rằng đến thời điểm này đập an toàn tuyệt đối thì không ai chối cãi được cả. Nhưng điều mà dân Quảng Nam cần là ở thì tương lai. Tốn kém tiền bạc, thời gian không quan trọng, quan trọng là yên dân. Với tư cách lãnh đạo cao nhất, tôi kiến nghị Chính phủ nên lắng nghe từ địa phương” - ông Hải nói. Đồng quan điểm này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 liên tục xảy ra sự cố: từ rò rỉ nước rồi đến động đất khiến người dân rất bất an. Chính vì vậy, ông Thanh đề nghị các cơ quan liên quan nhanh chóng lắp đặt các thiết bị quan trắc để lường các tình huống xấu nhất. “Dù 1% không an toàn cũng không nên tích nước” - ông Thanh lặp lại.

Muốn dùng súng báo động thì phải xin phép

Chính quyền huyện đã gửi công văn đề nghị nhà đầu tư đặt một thiết bị trên thân đập để báo động. Trong trường hợp đập vỡ thì thiết bị này sẽ cấp báo về cho dùng súng bắn báo động cho dân biết khi vỡ đập, nhưng việc dùng súng để bắn đâu có dễ vì muốn bắn phải xin phép Quân khu 5.

Đừng nói báo chí viết không chính xác

Đừng nói báo chí viết không chính xác. Nếu viết không chính xác tại sao chủ đầu tư không họp báo để nói cho rõ. Nếu chủ đầu tư cần họp báo tại Quảng Nam, chỉ cần nói tôi một tiếng, tôi chỉ đạo cấp phép cho họp báo ngay. Tại sao chủ đầu tư không làm điều đó?

Ông TRẦN XUÂN THỌ(trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên