05/12/2023 11:12 GMT+7

Nhân viên kinh doanh logistics và những điều cần biết trong nghề

Nhân viên kinh doanh logistics được coi là một trong những vị trí trọng yếu của ngành nghề, đóng góp một phần lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, hãy cùng CareerBuilder khám phá thông qua bài viết sau đây.

 1. Vị trí nhân viên kinh doanh logistics là gì? 

Nhân viên kinh doanh Logistics - Ảnh: Pexels.

Nhân viên kinh doanh Logistics - Ảnh: Pexels.

Trước khi tìm hiểu về nhân viên kinh doanh logistics, trước tiên bạn nên tìm hiểu về ngành logistics là gì? Logistics chính là lĩnh vực thuộc dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các nơi trên thế giới về đến tay người tiêu dùng và ngược lại. 

Ngoài việc vận chuyển hàng hóa logistics còn có thêm nhiều công việc khác như là dịch vụ kho bãi, sản xuất bao bì, đóng gói, lưu trữ,... Vì vậy nên công việc về Logistics cần có sự hợp tác ăn ý giữa các phòng ban. Nhân viên kinh doanh logistics cũng là một trong những vị trí quan trọng trong phòng ban. Vậy nhân viên kinh doanh logistics là gì?

Vị trí nhân viên kinh doanh logistics là gì? - Ảnh: Pexels.

Vị trí nhân viên kinh doanh logistics là gì? - Ảnh: Pexels.

Nhân viên kinh doanh logistics chính là những người làm việc ở các công ty logistics hoặc trong các đơn vị hậu cần của một doanh nghiệp.

Trách nhiệm của vị trí này là tìm kiếm và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, cung cấp giá cước, các chi phí vận chuyển liên quan, lập kế hoạch và thực hiện, hỗ trợ điều phối công việc, giám sát các hoạt động đang diễn ra trong chuỗi cung ứng của một tổ chức.

2. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh logistics

Nếu bạn đang thắc mắc về bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh logistics là gì thì hãy tham khảo chi tiết ngay sau đây:

2.1 Nhân viên kinh doanh logistics làm việc tại hãng tàu/hãng hàng không

● Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tại công ty, cung cấp giá cước cùng các chi phí khác liên quan, cung cấp lịch tàu/máy bay, hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, hoàn tất các chứng từ và thủ tục, đưa hàng xuống tàu/máy bay,...

● Chăm sóc khách hàng thường xuyên bằng cách giữ liên lạc, cập nhật các thông tin về dịch vụ vận chuyển, ưu đãi khi sử dụng dịch vụ,...

● Theo dõi và hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ tại công ty để đảm bảo chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

Nhân viên kinh doanh logistics làm việc tại hãng tàu/hãng hàng không - Ảnh: Pexels.

Nhân viên kinh doanh logistics làm việc tại hãng tàu/hãng hàng không - Ảnh: Pexels.

2.2 Nhân viên kinh doanh logistics trong các công ty Forwarder

● Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến logistics.

● Tư vấn, cung cấp đầy đủ các thông tin về cước phí, dịch vụ all-in và thuyết phục khách hàng một cách khéo léo để khách hàng phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

● Gửi báo giá cho khách hàng chốt để đạt mục tiêu kinh doanh.

● Lên lịch trình và chăm sóc khách hàng thường xuyên, đặc biệt là đối với những khách hàng cũ (gọi điện, gửi email thăm hỏi, cung cấp các thông tin về chương trình khuyến mãi).

● Thông báo trực tiếp cho khách hàng khi đến thời gian gia hạn hợp đồng cũng như các gói dịch vụ mà khách hàng sử dụng tại công ty.

● Cung cấp các thông tin liên quan để hỗ trợ công việc cho các nhóm hậu cần.

● Đảm bảo sự an toàn hàng hóa, không bị nhầm lẫn các kiện hàng của khách khi vận chuyển từ kho.

● Thông báo cho khách hàng để xác nhận đơn hàng. Đặt các đơn hàng hỗ trợ cho khách khi có nhu cầu vận chuyển tới nhà vận chuyển và môi trường khác.

● Làm việc với các đơn vị vận chuyển để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra đúng thời gian và an toàn.

Nhân viên kinh doanh logistics trong các công ty Forwarder - Ảnh: Pexels.

Nhân viên kinh doanh logistics trong các công ty Forwarder - Ảnh: Pexels.

3. Yêu cầu để trở thành nhân viên kinh doanh logistics

Việc làm nhân viên kinh doanh logistics yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm sau:

3.1 Trình độ, chuyên môn

● Tối thiểu yêu cầu bằng tốt nghiệp trung học.

● Có kinh nghiệm xử lý tình huống và hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn.

3.2 Kỹ năng

● Thông thạo các kỹ năng về tin học văn phòng, đặc biệt là biết sử dụng các phần mềm về Microsoft Excel.

● Kỹ năng giao tiếp: Vì đặc thù công việc liên quan đến việc tiếp xúc với khách hàng ở bên ngoài và nội bộ nên đây là kỹ năng quan trọng cần có đối với một nhân viên kinh doanh logistics.

● Kỹ năng tổ chức: Nhân viên kinh doanh logistics cần phải biết lập kế hoạch và đa tác vụ để ưu tiên xử lý công việc một cách hiệu quả.

4. Lộ trình thăng tiến đối với một nhân viên Sales logistics

Cũng giống như vị trí sale ở ngành nghề khác, việc làm nhân viên kinh doanh logistics cũng có một lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Logistics Sales Trainee: Đây là vị trí đơn giản nhất đối với một nhân viên kinh doanh logistics chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng, tạo ra các mối quan hệ tiềm năng có thể sử dụng dịch vụ của công ty.

Logistics Sales Executive: Vị trí này có vai trò thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thương lượng với họ để đạt tối đa nguồn lợi nhuận.

Logistics Sales Supervisor: Vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm 1 – 2 năm ở vị trí Executive. Đây là vị trí kết nối giữa Trainee và Executive với các vị trí quản lý cấp cao, để đảm bảo thực thi các chiến lược từ cấp trên giao xuống.

Logistics Sales Manager: Sau khi có khoảng 3 – 5 năm kinh nghiệm ở vị trí Supervisor, lúc này bạn có thể thăng tiến lên vị trí Manager. Vị trí này chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch cho các vị trí thấp hơn và giám sát quá trình hoàn thành tiến độ công việc.

Logistics Sales Director: Đây là vị trí cao nhất đối với một nhân viên logistics, đòi hỏi kinh nghiệm làm việc lâu năm và nắm vững nghiệp vụ. Vị trí này chịu trách nhiệm kiến tạo và điều phối chiến lược quyết định đến thành quả của cả một doanh nghiệp.

5. Thu nhập của nhân viên kinh doanh logistics hiện nay bao nhiêu?

Mức lương tuyển nhân viên kinh doanh logistics tùy thuộc vào từng công ty với chế độ đãi ngộ khác nhau. Các công ty trả lương càng cao thì áp lực doanh số sẽ càng lớn. Một số công ty có mức lương cố định thấp nhưng mức hoa hồng nhiều nhằm khuyến khích nhân viên làm việc đạt doanh số. Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương trung bình đối với một nhân viên logistics hiện nay là 8.500.000 đồng/tháng.

Mức lương tuyển nhân viên kinh doanh Logistics - Ảnh: Pexels.

Mức lương tuyển nhân viên kinh doanh Logistics - Ảnh: Pexels.

 6. Tìm việc làm nhân viên kinh doanh logistics ở đâu? 

Hiện nay, có rất nhiều công ty tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh logistics với chức vụ khác nhau. Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của bản thân.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh logistics ở đâu? - Ảnh: Pexels.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh logistics ở đâu? - Ảnh: Pexels.

Tìm kiếm ngay cơ hội trải nghiệm công việc nhân viên kinh doanh logistics thông qua website Careerbuilder.vn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu công việc của một nhân viên giao nhận thông qua bài viết tất tần tật về nhân viên giao nhận hàng và những điều cần biết.

Giảm chi phí logistics nhờ công nghệGiảm chi phí logistics nhờ công nghệ

Chuyển hàng từ Trung Quốc về TP.HCM còn rẻ và nhanh hơn chuyển trong nước đang tạo áp lực cạnh tranh mạnh. Nhiều doanh nghiệp Việt đang đầu tư ồ ạt vào công nghệ để tạo ra khác biệt lớn nhằm kéo giảm chi phí logistics.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên