Kỹ thuật hãng xe hơi giúp tăng tốc tàu vũ trụ
Hãng xe hơi mang tính biểu tượng này gần đây đã tweet hình ảnh cùng với chú thích: "Mỗi hạt uranium được bọc trong nhiều lớp bảo vệ hoạt động như một hệ thống ngăn chặn, cho phép lò phản ứng chịu được các điều kiện khắc nghiệt".
Hiện nay, Rolls-Royce đang thiết kế hệ thống phân hạch hạt nhân, một phần của thỏa thuận mà hãng đã ký với Cơ quan vũ trụ Vương quốc Anh vào năm 2021.
Các hệ thống đẩy hạt nhân cho không gian, khai thác năng lượng được tạo ra trong quá trình phân tách nguyên tử, có tiềm năng lớn để tăng tốc du hành vũ trụ và giảm thời gian vận chuyển.
Kỹ thuật sáng chế này đặc biệt quan trọng khi đưa con người lên sao Hỏa.
Cuộc chạy đua giữa các tổ chức khoa học lớn
Các nhà khoa học và các tổ chức khoa học lớn cũng ngày càng xem xét việc sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân cho không gian.
Ví dụ, vào tháng trước, Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) đã công bố kế hoạch chế tạo một tên lửa nhiệt hạch hoạt động được vào năm 2027.
Gần đây, NASA cũng đã chọn phát triển giai đoạn 1 động cơ đẩy hạt nhân. Đây là một hoạt động nằm trong Chương trình khái niệm tiên tiến sáng tạo (NIAC) cho năm 2023.
NASA có lịch sử lâu dài về việc xem xét động cơ đẩy hạt nhân cho tàu vũ trụ. Ví dụ, Chương trình động cơ hạt nhân cho ứng dụng phương tiện tên lửa (NERVA) đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, sau đó chương trình bị ngừng cấp vốn cùng thời điểm kỷ nguyên Apollo kết thúc vào năm 1973.
Gần đây hơn, dự án Prometheus của NASA vào đầu những năm 2000 đã thử nghiệm các công nghệ khái niệm động cơ đẩy hạt nhân cho các sứ mệnh không gian thời gian dài. Dự án đã bị hủy bỏ vào năm 2005 cũng do hạn chế về ngân sách.
Trong khi đó, công ty tư nhân Ad Astra, được cựu phi hành gia NASA Franklin R. Chang Díaz thành lập, đã hoàn thành cuộc thử nghiệm độ bền công suất cao kỷ lục kéo dài 88 giờ, đối với tên lửa plasma Vasimr VX-200SS ở công suất 80 kW vào năm 2021.
Ad Astra tuyên bố họ sở hữu hạt nhân công nghệ tên lửa cuối cùng có thể đưa con người lên sao Hỏa với tốc độ khoảng 197.950 km/h.
Tại sao sử dụng phân hạch hạt nhân cho du hành vũ trụ?
Tất nhiên an toàn là ưu tiên hàng đầu khi gửi lò phản ứng phân hạch hạt nhân lên vũ trụ. Hầu hết các công ty đang thử nghiệm công nghệ này đều cho rằng hệ thống của họ sẽ chỉ bắt đầu phản ứng phân hạch khi chúng đã ở trong không gian.
Như trong mô tả của Rolls-Royce, hãng cũng nhấn mạnh vào các vật liệu chắc chắn có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của không gian.
Lợi ích của việc sử dụng động cơ đẩy hạt nhân được cho là lớn hơn rủi ro.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 với trang Popular Science, nhà khoa học Chang Díaz của Ad Astra tuyên bố "tên lửa hóa học sẽ không đưa chúng ta đến sao Hỏa. Đó là một chuyến đi quá dài".
Lực đẩy hạt nhân có thể giảm khoảng 8-9 tháng di chuyển để đến Sao Hỏa - so với sử dụng các công nghệ hiện tại - xuống còn khoảng 45 ngày hoặc ít hơn.
Điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng thời gian các phi hành gia tiếp xúc với bức xạ và lượng thời gian kéo dài dễ xảy ra những thảm họa tiềm tàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận