24/01/2024 18:28 GMT+7

Lầu Năm Góc công bố chiến lược, hệt cảnh báo thời ông Trump

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố 'Chiến lược công nghiệp quốc phòng', đặt ra khuôn khổ nhằm khôi phục sức mạnh kinh tế của Mỹ, yếu tố quan trọng nhất đối với sự chuẩn bị quân sự.

Các nhà cung cấp nhỏ của Lầu Năm Góc đang gặp khó khăn - Ảnh: BLOOMBERG

Các nhà cung cấp nhỏ của Lầu Năm Góc đang gặp khó khăn - Ảnh: BLOOMBERG

Theo tạp chí Forbes, tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ rất giống với một loạt đánh giá công nghiệp được đưa ra dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump.

Trong đó, đánh giá cuối cùng cảnh báo “quá trình phi công nghiệp hóa” của Mỹ những thập kỷ gần đây khiến quốc gia này dễ bị tổn thương về mặt quân sự.

Tái nhập sản xuất ở Mỹ, không dễ!

Báo cáo của cựu Tổng thống Trump khuyến nghị “tái nhập” lại các năng lực sản xuất quan trọng đã "di cư" sang châu Á, củng cố kỹ năng của lực lượng lao động, hiện đại hóa các quy trình mua sắm quốc phòng. Đồng thời hợp tác với các nhà đổi mới trong khu vực tư nhân, với các nguồn lực của khu vực công.

Chiến lược của Tổng thống Biden cũng đề xuất nhiều bước đi tương tự.

Cả hai tài liệu đều nêu ra tình trạng đáng tiếc của ngành đóng tàu thương mại Mỹ. 

Phần lớn khu vực này đã ngừng sản xuất tàu biển thương mại - ngay cả khi Mỹ phụ thuộc nhiều vào vận chuyển đường biển, từ dược phẩm, đất hiếm đến thiết bị kỹ thuật số.

Chiến lược công nghiệp mới của Lầu Năm Góc lưu ý rằng lực lượng lao động đóng tàu đã trở nên suy giảm. Việc tìm kiếm công nhân có kỹ năng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của ngành đóng tàu hạt nhân đang trở thành một thách thức.

Tốc độ sản xuất tàu ngầm tại hai nhà máy đóng tàu hạt nhân của quốc gia đang bị chậm lại, do những thách thức về lực lượng lao động và chuỗi cung ứng mong manh trong nước.

Ngoài ra, còn có những thách thức tương tự trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa công nghiệp liên quan đến quốc phòng, như Mỹ chỉ còn lại một nhà máy luyện kim trong nước sản xuất nhôm đủ độ tinh khiết để chế tạo máy bay quân sự.

Khôi phục "made in USA": vẫn chằng chéo

Đối với phần cứng điện tử, theo nhận định của tạp chí Forbes, không cần nghiên cứu của chính phủ mới biết điều gì đã xảy ra với ngành này. Chỉ cần dạo qua Best Buy, khó có thể tìm thấy bất cứ thứ gì được sản xuất tại Mỹ.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về phần mềm và dịch vụ. Các công ty như Microsoft và Google được xếp hạng trong số những nhà đổi mới hàng đầu thế giới.

Nhưng khi nói đến công nghiệp nặng, nước Mỹ không chỉ suy yếu mà là suy thoái.

Chính quyền Tổng thống Biden nhìn thấy vấn đề và chính quyền cựu Tổng thống Trump cũng đã nhìn thấy nó.

Chính quyền Biden đã ban hành một loạt lệnh điều hành nhằm tăng cường chuỗi cung ứng và xây dựng lại ngành công nghiệp vi mạch trong nước.

Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt rõ ràng giữa chiến lược công nghiệp mới của Lầu Năm Góc và các chính sách kinh tế khác của chính quyền.

Ví dụ, những nỗ lực tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để các công ty phải trả “phần công bằng” của mình không phải là động cơ khuyến khích sản xuất ở Mỹ. Và những nỗ lực lặp đi lặp lại của Ủy ban Thương mại liên bang nhằm hạn chế hành vi của các nhà đổi mới hàng đầu như Amazon và Google, lại gửi đi một thông điệp sai lệch về niềm tin thực sự của chính quyền.

Theo Forbes, việc tấn công các nhà đổi mới hàng đầu của chính nước Mỹ không phải là liều thuốc để thành công.

Sản xuất của Trung Quốc hiện tạo ra sản lượng nhiều bằng cả bốn thành viên của "Đối thoại an ninh tứ giác" - Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - cộng lại.

Họ thường xuyên đánh bại các công ty Mỹ trong việc tiếp thị các công nghệ mới có khả năng liên quan đến quốc phòng, như máy bay không người lái giá rẻ và pin mật độ cao.

Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đưa công xưởng ở nước ngoài về nướcHàng loạt doanh nghiệp Mỹ đưa công xưởng ở nước ngoài về nước

Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đang đưa các công xưởng từ các nước trở về Mỹ, tạo thêm được khoảng 350.000 vị trí việc làm cho người Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên