27/01/2024 14:19 GMT+7

Làng nghề đúc đồng đỏ lửa xuyên đêm đón Tết

Những người thợ ở làng nghề đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) thức trắng đêm, tất bật đúc đồng chuẩn bị cho dịp Tết.

Các người thợ ở làng nghề đúc đồng phải châm lửa liên tục nhằm duy trì nhiệt độ của lò nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Các người thợ ở làng nghề đúc đồng phải châm lửa liên tục nhằm duy trì nhiệt độ của lò nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Từ cuối giờ chiều, các người thợ đúc đồng đã bắt đầu thổi lửa, làm khuôn, nấu đồng, đúc đồng và chế tác, các công việc này trải dài đến sáng sớm hôm sau.

Theo những người dân làm nghề lâu năm tại đây, dịp Tết, nhu cầu cho các lễ cúng, trang trí của người dân cao, nên phải làm việc xuyên đêm để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời cho khách hàng ở các địa phương.

Khuôn mặt nhăn nhó của người thợ trước sức nóng nhiệt độ lên đến 1.000 độ C - Ảnh: TRẦN HOÀI

Khuôn mặt nhăn nhó của người thợ trước sức nóng nhiệt độ lên đến 1.000 độ C - Ảnh: TRẦN HOÀI

Nghệ nhân Biện Cư (74 tuổi, tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh) cho biết: "Thông thường, lượng tiêu thụ đồ đồng chỉ cao ở dịp Tết, nên những người làm nghề ở làng chúng tôi hiện nay phải làm ngày làm đêm để kịp đáp ứng nhu cầu người mua".

Các sản phẩm chính của làng nghề đúc đồng Phú Lộc là các đồ thờ cúng như lư hương, chân đèn, khay chén, chóe đồng… được chế tác tinh xảo với nhiều kiểu dáng độc đáo.

Một người thợ đang phân loại phế liệu đồng, chuẩn bị đem đi nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Một người thợ đang phân loại phế liệu đồng, chuẩn bị đem đi nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Thức trắng đêm làm việc, anh Trần Minh Lâm (thợ đúc đồng) cho biết để chế tạo nên các sản phẩm, các lò đồng tại đây phải đỏ lửa liên tục trong vòng 10 - 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

"Việc đúc đồng yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn trọng, vì phải tiếp xúc với nhiệt độ lên đến 1.0000C, phải xem nước đồng đã chảy đều chưa, đã vừa độ chưa, làm sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm không bị thừa cũng không bị thiếu" - anh Lâm chia sẻ.

Tiếp xúc với nguồn nhiệt cao liên tục suốt đêm đòi hỏi người thợ phải kiên trì, chịu khó - Ảnh: TRẦN HOÀI

Tiếp xúc với nguồn nhiệt cao liên tục suốt đêm đòi hỏi người thợ phải kiên trì, chịu khó - Ảnh: TRẦN HOÀI

Theo người làm đồng tại làng, các sản phẩm đồng hiện nay không chỉ bán cho thị trường trong tỉnh, mà còn cung cấp cho các tỉnh thành khác như: Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai…

Việc học nghề này phải mất 3 - 5 năm, nên hiện nay không có quá nhiều người trẻ tại làng nghề truyền thống này còn tiếp lửa nghề từ cha ông, cộng với việc nổi lên của các sản phẩm làm bằng sứ, nhựa, đồ mỹ nghệ làm bằng dây chuyền hiện đại, người làm nghề đúc đồng truyền thống ngày càng ít đi.

Các sản phẩm từ đồng bóng loáng với nhiều kiểu dáng vừa được hoàn thành - Ảnh: TRẦN HOÀI

Các sản phẩm từ đồng bóng loáng với nhiều kiểu dáng vừa được hoàn thành - Ảnh: TRẦN HOÀI

Làng nghề đúc đồng hơn 100 năm tuổi

Hình thành từ thế kỷ XIX, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã có hơn 100 năm tuổi, đây là một trong những làng nghề được vua Tự Đức (thời nhà Nguyễn) sắc phong là làng nghề truyền thống.

Hiện nay làng nghề này còn hơn 40 hộ dân theo nghề, với khoảng 10 lò nấu đồng còn hoạt động.

Làng Lưu Thượng giữ gìn nghề đan guột truyền thốngLàng Lưu Thượng giữ gìn nghề đan guột truyền thống

Cần biết - Cây guột có sự nổi bật về màu sắc tự nhiên với màu đỏ, nâu rất đẹp, mềm mại và độ bền cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên