19/03/2024 17:54 GMT+7

Karaoke hữu ích, nhưng cần tránh thành nỗi khổ sở, ám ảnh

Gạt bên ngoài những mặt trái của karaoke, theo nhiều bạn đọc, tính tích cực của karaoke là "giúp cho người ta dạn dĩ hơn khi hát, nhất là những người lần đầu tiên cầm micro hát".

Ý tưởng karaoke đã chiến thắng phép thử của thời gian, phổ biến toàn thế giới - Ảnh: The National

Ý tưởng karaoke đã chiến thắng phép thử của thời gian, phổ biến toàn thế giới - Ảnh: The National

Nhằm góp thêm một góc nhìn, cũng như để ghi nhớ ông Shigeichi Negishi (Nhật Bản) - cha đẻ của chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới, vừa qua đời ở tuổi 100, chuyên mục BẠN ĐỌC LÀM BÁO giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu của bạn đọc, nhìn nhận đánh giá vấn đề này.

Nhân loại phải tôn vinh và biết ơn sáng tạo của ông đã mang tới một loại hình giải trí mà hầu hết ai cũng 1 lần sử dụng qua. Còn về sử dụng karaoke như thế nào cho có văn minh, văn hóa là do cách hành xử của mỗi con người. Không nên đỗ lỗi cho phát minh của ông".
Ý kiến bạn đọc Huỳnh Minh

Phát minh của ông Shigeichi Negishi là 1 thành tựu hữu ích

Karaoke không xấu nhưng có những người hát không đúng nhịp và lạc tông và không đúng giờ giấc của người ta mới gọi là xấu. Mở âm thanh vừa phải và hát đúng tông đúng giờ thì chấp nhận được, dù sao cũng là để giải trí cho một tuần làm việc".

Ý kiến bạn đọc Ngọc Hải

Với tôi, phát minh của ông Shigeichi Negishi là 1 thành tựu giá trị hữu ích, đáng trân trọng, hệ lụy chúng ta phản ứng là do cách thức chúng ta sử dụng, mà đặc biệt là ý thức của chính chúng ta, không được đổ lỗi cho người phát minh.

Ý kiến bạn đọc Thiên Phạm

Karaoke gây ồn và có khi là nguyên nhân gây ra những sự việc nguy hiểm do sự vô ý thức (nhất là khi có uống rượu bia) của người sử dụng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tính tích cực của karaoke là giúp cho người ta dạn dĩ hơn khi hát, nhất là những người lần đầu tiên cầm micro hát.

Ý kiến bạn đọc Lê Nguyễn Kha

Thực trạng và những góp ý để karaoke không thành nỗi ám ảnh

Phải quán triệt vấn đề loa karaoke, không thể để ô nhiễm tiếng ồn. Quy định đo tiếng ồn không phù hợp thực tế, vì chỉ có cơ quan chức năng mới đo được, mà khi cơ quan chức năng đến thì quán mở nhỏ, chỉ có người dân bên cạnh hằng ngày bị tra tấn mới biết nó ồn đến mức nào.

Nay các quán nhậu nhỏ trong khu dân cư mọc lên như nấm. Nhà tôi ở cạnh quán nhậu nhỏ, sáng cà phê, chiều tối nhậu, nhạc mở cả ngày cả đêm. Tôi có nhờ công an can thiệp, phản ảnh lên 1022, thời gian đầu cũng hạn chế được tiếng ồn phần nào, nhưng sau đó vẫn y như cũ.

Thiết nghĩ thành phố nên có những quy định nghiêm ngặt riêng với các quán nhậu nhỏ trong khu dân cư, nhà dân liền kề không thể mở nhạc ngày đêm. Con tôi còn nhỏ cần phải học, quy định 10h đêm quán nghỉ thì 10h đêm con tôi cũng đi ngủ, thì học giờ nào.

Chỉ có ai từng ở kề quán nhậu mở nhạc mới hiểu khổ không nói hết. Mong chính quyền thành phố có những quy định mạnh hơn với các quán nhậu trong khu dân cư.

Ý kiến bạn đọc Chế Thị Tuyết

Tôi rất phiền với loại loa này, nó như 1 kiểu tra tấn tiếng ồn vào đầu người ta.

Mỗi ngày sau khi đi làm về mà nghe hàng xóm hát đến 22h, thậm chí hơn, thích là họ hát không kể ngày nào và giờ nào, hát hay còn đỡ, mà nhiều lúc hát dở mà phải bắt người khác phải nghe thật không còn gì để nói.

Con tôi còn nhỏ và đang ở tuổi đến trường, tối về nhà học bài, học online mà nghe họ hát mà nói hoài hàng xóm nói mình khó, không nói thì rất bực.

Mong là luật đủ mạnh để chế tài hành vi này vì nó gây phiền quá. Chẳng lẽ cấm hát sau 10 giờ đêm thì lúc đó mấy em làm sao học được.

Phải cho hát nhưng bảo đảm tiếng ồn không vượt quá bao nhiêu là gây ồn cho người khác. Người lao động, người già, trẻ em và ai cũng cần nghỉ ngơi, chứ không thể bắt người ta nghỉ sau 22h được.

Hát thì phải có chỗ đủ kín, để không làm ồn ảnh hưởng đến người khác thì muốn hát sao hát.

Ý kiến bạn đọc Dung Huynh

Báo chí và người dân đã có nhiều ý kiến về nạn ô nhiễm tiếng ồn từ karaoke, nhưng chính quyền vẫn chưa khống chế một cách hiệu quả.

Hiện nay, các cá nhân tự xử với nhau là chính. Dân báo chính quyền, khi thì chỉ được câu trả lời rằng "chưa đến 22h" (trong khi BẤT CỨ giờ nào, dù ban ngày hay ban đêm, người dân cũng cần yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc làm việc, học hành), khi thì "không có thiết bị đo độ ồn"...

Tôi không hiểu vì sao mà đến nay chính quyền vẫn chưa quản lý vấn đề này một cách hiệu quả?

Lê Kiên Pho

Mong cơ quan chức năng cần có quy định nghiêm ngặt và xử lý triệt để vấn đề hát karaoke tại khu dân cư.

Đây là một loại hình giải trí lành mạnh, nhưng giờ nó đã trở thành vấn nạn của xã hội, đi đâu cũng thấy, giờ nào cũng hát được.

Vô tư hát và bắt những người xung quanh phải chịu đựng, họ xem việc này rất bình thường. Công an nhắc nhở nhưng chẳng thấm vào đâu, nhắc thì dẹp, hôm sau đâu lại vào đấy.

Ý kiến bạn đọc Huyền

Làm cách nào để karaoke tiếp tục là một loại hình giải trí thiết thực, mang lại niềm vui cho đời, cho người? Kính mời bạn đọc góp ý, hiến kế đến chuyên mục BẠN ĐỌC LÀM BÁO qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc mail tto@tuoitre.com.vn.

Chúng tôi luôn chờ đón mọi góp ý của bạn đọc. Mọi ý tưởng, hiến kế... của bạn đọc sẽ góp thêm một góc nhìn thực tế, hữu ích.

Trân trọng!

Cha đẻ karaoke qua đời: Biến ý tưởng nhỏ bé thành biểu tượng văn hóaCha đẻ karaoke qua đời: Biến ý tưởng nhỏ bé thành biểu tượng văn hóa

Ông Shigeichi Negishi, cha đẻ của chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới, vừa qua đời ở tuổi 100, những ảnh hưởng lên văn hóa đại chúng ông để lại sẽ còn mãi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên