07/02/2021 18:00 GMT+7

Hổ Bengal sổng chuồng 'làm loạn', Indonesia phải bắn hạ 1 con

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Một con hổ Bengal bị bắn hạ, con còn lại bị bắn thuốc mê, sau khi sổng chuồng ở Indonesia và vồ chết 1 người khiến dân khu vực không ai dám ra đường.

Hổ Bengal sổng chuồng làm loạn, Indonesia phải bắn hạ 1 con - Ảnh 1.

Con hổ trắng được phát hiện khi đang đi lang thang trong khu rừng gần sở thú Sinka - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP ngày 7-2, cặp hổ cái 18 tháng tuổi - một trắng, một cam - của vườn thú Sinka ở thị trấn Singkawang, Tây Kalimantan, thoát ra ngoài hôm 6-2 theo một cái lỗ hình thành sau mưa lớn.

Con hổ màu cam đã bị bắn chết, sau khi nỗ lực bắn thuốc an thần cho nó không thành công. Các nhà bảo tồn cho biết họ buộc phải bắn con vật dù biết hổ Bengal có nguy cơ tuyệt chủng cao do con vật không còn tin tưởng người nuôi và thể hiện hành vi hung hăng.

Con hổ còn lại được phát hiện khi đi lang thang trong khu rừng rậm quanh vườn thú Sinka. Prasetiyo Adhi Wibowo, cảnh sát trưởng địa phương, cho biết họ đã bắn thuốc mê rồi bắt nó.

Sau khi sổng chuồng, hai con hổ đã vồ chết một người nuôi thú và nhiều động vật quanh đó. Cảnh sát, quân đội và các nhà bảo tồn đã ráo riết tìm kiếm chúng trong khi người dân địa phương được yêu cầu ở nhà và đặc biệt là tránh khu vực gần sở thú.

Hổ Bengal đã hiếm, hổ trắng càng hiếm hơn. Xác suất để gặp một con hổ trắng ngoài tự nhiên gần như bằng 0. Lần gần đây nhất người ta ghi nhận một con hổ trắng ngoài tự nhiên là vào năm 1951 ở Rewa (Ấn Độ). Con hổ sau đó bị bắt để phục vụ cho công tác nhân giống và được đặt tên là Mohan.

Màu lông trắng của hổ là do một loại gene đột biến khiến các tế bào sắc tố đỏ và vàng không thể sản sinh. Đột biến này là gene lặn và cũng cực kỳ hiếm, đòi hỏi cả hổ bố lẫn mẹ đều phải có mới có thể di truyền cho đời sau. Do quá hiếm, người nuôi thường cố tình cho những con hổ giao phối cận huyết để tăng khả năng có hổ trắng.

Bangladesh lo tìm Bangladesh lo tìm 'chồng' cho hổ Bengal

TTO - Tỉ lệ hổ đực/hổ cái ở Bangladesh đang ở mức mất cân bằng, cá biệt có nơi 2 con hổ đực phải làm 'chồng' tới 10 con hổ cái trong khi tỉ lệ chuẩn là 1 hổ đực cho 3 hổ cái.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên