29/10/2022 10:48 GMT+7

Ghi 'nơi sinh' thay 'quê quán' trên giấy tờ tùy thân: Bạn đọc ủng hộ nhiệt liệt

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Xung quanh việc Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc ghi 'nơi sinh' thay 'quê quán' trên giấy tờ tùy thân, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online ủng hộ cho rằng đây là quyết định đúng, mong sớm thành hiện thực.

Ghi nơi sinh thay quê quán trên giấy tờ tùy thân: Bạn đọc ủng hộ nhiệt liệt - Ảnh 1.

Hằng ngày, tại TP.HCM có nhiều người đến UBND xã, phường làm khai sinh cho con - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Ghi nơi sinh là văn minh, rõ ràng... không bị mù mờ như quê quán. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ là ghi nơi sinh (bệnh viện sinh) hay nơi đăng ký khai sinh (phường - xã đăng ký khai sinh)".

Ý kiến bạn đọc nick name Like & Share

Như đã thông tin, tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 năm 2022 để thông tin và trao đổi với các cơ quan báo chí về tình hình hoạt động của bộ và ngành tư pháp vào chiều 28-10, Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi Bộ Tư pháp có ý kiến như thế nào về những ý kiến cho rằng không cần ghi "nguyên quán", "quê quán" mà chỉ cần ghi "nơi sinh" trên các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, giấy khai sinh...?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Hải - cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - cho biết hiện Bộ Tư pháp đang "cố gắng đốc thúc các đơn vị liên quan cho ý kiến sớm về việc ghi nơi sinh thay vì quê quán trên một số giấy tờ tùy thân".

Ông Hải thông tin thêm, liên quan đến "nơi sinh", bản thân Luật hộ tịch trong giấy khai sinh biểu mẫu cũng thể hiện rõ "nơi sinh". "Nơi sinh" thể hiện giá trị phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và liên quan đến việc một cá nhân chào đời. "Nơi sinh" cũng là một trong những thông tin cơ bản sẽ kết nối sang Cơ sở dữ liệu dân cư.

"Rất đồng tình, cần điều chỉnh thông tin này. Hiện nay, nguyên quán, quê quán, trú quán, chỗ ở hiện nay, nơi sinh... đang lộn tùng phèo, do đó cần được thống nhất một khái niệm trong giấy tờ tùy thân của mỗi người. Theo tôi, việc ghi nơi sinh trên giấy tờ tùy thân là hợp lý nhất" - bạn đọc Lê Anh Hào viết.

Cho rằng đối với những giấy tờ tùy thân nên bớt các trường thông tin rườm rà, một mã số định danh cũng đủ để phân biệt người này với người kia rồi, bạn đọc Minh Phương viết: "Tôi đồng ý. Quê quán là thứ rất mơ hồ, quê con khác quê cha sao lại lấy quê cha ghi vào giấy tờ của con. Nơi sinh vừa ngắn gọn vừa đủ ý".

"Tốt nhất nên ghi nơi sinh trên hộ chiếu (passport), thứ cần thiết nhất để công dân Việt Nam được đi du lịch khắp thế giới mà không bị vướng lý lịch" - bạn đọc Hoàng Trọng Nghĩa bổ sung.

Ủng hộ ý kiến này, bạn đọc Kim Tuyến viết: "Nên ghi là nơi đăng ký khai sinh (gốc hộ tịch) là đúng nhất vì nơi đây lưu trữ thông tin nơi sinh, quê quán của cá nhân rõ nhất".

Nhìn vấn đề ở góc độ ngôn ngữ học, bạn đọc Lê Thi Ca bổ sung: "Yêu cầu của ngôn ngữ hành chánh nhà nước là phải rõ ràng, không mơ hồ, không đa nghĩa. Vì vậy, chúng ta nên bỏ "quê quán", "nguyên quán" (vì mỗi người hiểu theo một nghĩa khác nhau, ngay cả cán bộ làm giấy tờ cho dân cũng vậy) và chỉ ghi "nơi sinh của cha", "nơi sinh của mẹ" để rõ ràng, cụ thể hơn".

Để khỏi mất thời gian bàn tới bàn lui, bạn đọc Nguyễn Nhật Đãng gợi ý: "Hội nhập thì học ngay phương Tây cách quản lý con người, làm gì phải vất vả thế. Dẫn chứng cụ thể: Nơi sinh trong hộ chiếu của ông Obama ghi là Hawaii".

Theo bạn đọc này: "Vậy ghi hộ chiếu cho công dân Việt Nam là tên tỉnh, thành. Còn giấy tờ dùng trong nước như khai sinh, hộ tịch ghi đủ đơn vị xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành) để quản lý. Từ trước đến nay, ghi quê quán là nơi tổ tiên ông bà, bố mẹ của mình, nếu thấy không cần thì thôi cũng có thể được".

"Tham lam" hơn, một số bạn đọc đề nghị trong giấy tờ tùy thân quan trọng như căn cước công dân vừa ghi "nơi sinh" đồng thời ghi thêm "quê quán" để người Việt khỏi bị mất gốc.

Về ý này, bạn đọc Nguyễn Đình Ghi viết: "Nơi sinh trong giấy khai sinh theo tôi không có gì bàn cãi, nhưng một khi điều tra một việc gì đó như điều tra về gia đình, họ hàng... thì tìm đâu ra "quê quán" của người đó? Theo tôi, nên ghi thêm mục "quê quán". Ví như gia đình tôi quê nội Quảng Nam, con đầu lòng sinh tại Quảng Bình, con thứ sinh tại Quảng Ngãi, nếu chỉ ghi nơi sinh thì hai cháu sau này biết là có cùng quê cha hay không".

Bổ sung, bạn đọc GiangLTT viết: "Quê quán thì có thể biết được nguồn gốc, nơi sinh chỉ nói lên địa điểm địa lý được sinh ra. Quê quán cũng cần làm rõ so với nguyên quán. Theo tôi, nên ghi nguyên quán (quê nội của bố/mẹ) để thấy rõ nhất nguồn gốc của một người".

Thăm dò ý kiến

Đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên ghi nơi sinh hay quê quán trên căn cước công dân cũng như hộ chiếu. Theo bạn nên ghi:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bạn đọc tranh luận giấy tờ tùy thân nên ghi Bạn đọc tranh luận giấy tờ tùy thân nên ghi 'nơi sinh' hay ghi cả 'nguồn cội'?

TTO - Xung quanh giấy tờ tùy thân ghi "nơi sinh" hay "nguyên quán", nhiều bạn đọc đã đưa ra tranh luận trái chiều. Vậy ghi như thế nào cho hợp lý?

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên