11/09/2023 12:39 GMT+7

Doanh nghiệp sữa tiếp cận thế nào với bài toán xuất khẩu “xanh”?

Trước yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp sữa Việt Nam ngoài thay đổi tư duy, cách làm, còn đặt tính "xanh" lên hàng đầu trong chuỗi cung ứng. Giải được bài toán này là vấn đề không ít doanh nghiệp sữa quan tâm.

Các tiêu chuẩn xanh, bền vững trở thành một phần của thói quen mua sắm tại nhiều quốc gia - Ảnh: FREEPIK

Các tiêu chuẩn xanh, bền vững trở thành một phần của thói quen mua sắm tại nhiều quốc gia - Ảnh: FREEPIK

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), thương hiệu sữa mới được xếp hạng thứ 5 toàn cầu về tính bền vững, đang chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng "xanh" và bền vững để gia tăng thế mạnh cho mảng xuất khẩu.

"Hộ chiếu mới" cho nhiều thị trường xuất khẩu

Trên toàn cầu, xu hướng tiêu dùng xanh đã trở nên phổ biến. Đây không còn là thị trường ngách như trước đây, mà dần trở thành yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Từ đó, tạo nên luật chơi mới trong thương mại toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi.

Châu Âu - một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, các kế hoạch thương mại nhằm trung hòa khí hậu như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030… đã tạo nên những yêu cầu mới về tính bền vững, đòi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong thách thức luôn có cơ hội, vì thế các quy định về phát triển bền vững như tái sử dụng, tái chế, tiết kiệm năng lượng… tạo ra các cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp Việt.

Đơn cử 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta tham gia ký kết và có hiệu lực, việc tuân thủ luật chơi mới về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường không chỉ là trách nhiệm thực thi các hiệp định mà còn giúp hàng hóa Việt Nam rộng đường xuất khẩu. 

Đồng thời, còn hưởng những ưu đãi thuế của quốc gia nhập khẩu với các điểm cộng thể hiện tính "có trách nhiệm" như sản xuất "xanh", "bền vững", "thân thiện với môi trường".

Ông Võ Trung Hiếu, giám đốc kinh doanh quốc tế Vinamilk, chia sẻ về định hướng kinh doanh quốc tế.

Hiện nay, các đối tác của chúng tôi ở các nhóm thị trường phát triển đã đề cập cụ thể về các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững. Xác định từ sớm rằng tiêu chuẩn cao về môi trường - xã hội cũng tạo nên lợi thế doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, Vinamilk đã và đang tiếp tục chủ động chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực, tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với điều kiện mới

Doanh nghiệp Việt với bài toán xuất khẩu "xanh"

Sữa, một sản phẩm không phải thế mạnh của Việt Nam, nhưng Vinamilk là một doanh nghiệp đã có hơn 25 năm kinh nghiệm xuất khẩu ngành hàng này.

Từ khi chỉ xuất khẩu sản phẩm duy nhất là sữa bột, bột ăn giặm vào Trung Đông, đến nay Vinamilk đã xuất khẩu hàng loạt sản phẩm đa dạng đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bao gồm: những cường quốc có yêu cầu xuất khẩu cao như Singapore, Nhật Bản, New Zealand, Úc…

Đại diện Vinamilk dẫn chứng với thị trường phát triển như New Zealand: "Vinamilk đang thực hiện cung cấp sản phẩm với những yêu cầu về "tính xanh, bền vững" như không có ống hút nhựa, nắp nhựa theo thỏa thuận giảm rác thải nhựa ra môi trường. Các sản phẩm "xanh" này cũng được các đối tác tại thị trường Úc quan tâm và đang triển khai kế hoạch nhập khẩu trong năm 2024.

Hay như sản phẩm sữa chua uống men sống (130ml) đã được Vinamilk chuyển đổi sang bao bì với vật liệu thân thiện với môi trường và sẵn sàng cung cấp cho thị trường xuất khẩu, đồng thời nghiên cứu chuyển đổi cho các dòng sản phẩm khác".

Sản phẩm sữa chua uống men sống được Vinamilk phát triển cho thị trường New Zealand đáp ứng các yêu cầu về "tính xanh, bền vững"- Ảnh: VINAMILK

Sản phẩm sữa chua uống men sống được Vinamilk phát triển cho thị trường New Zealand đáp ứng các yêu cầu về "tính xanh, bền vững"- Ảnh: VINAMILK

Vinamilk và các đối tác xuất khẩu dự kiến từ năm 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang Úc và New Zealand đều sử dụng bao bì từ các vật liệu có thể tái chế, thân thiện với môi trường... Ngoài ra, Vinamilk cũng sẽ phát triển ở các nhóm thị trường có thu nhập cao ở khu vực châu Á, châu Mỹ và nhóm thị trường truyền thống đã khai thác trong giai đoạn vừa qua.

Việc nhận định và đánh giá khá sớm sự quan trọng của "hộ chiếu xanh" và yếu tố phát triển bền vững ở những thị trường cao cấp như Úc và New Zealand giúp Vinamilk đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan. Thị trường châu Úc đã tăng trưởng doanh số hơn 10% mỗi năm, sản phẩm được Vinamilk sản xuất hiện tại đang được phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn Costco, Woolworths, Coles, Aldi, Foodstuff… và liên tục có các dự án về phát triển sản phẩm mới, tăng cường cho thị trường này.

Phát triển bền vững - "thỏi nam châm" hút người tiêu dùng thế hệ mới

Ở một góc nhìn khác, sản phẩm vượt qua "hàng rào xanh" để nhập khẩu vào thị trường, thì yếu tố "xanh", "bền vững" còn tiêu chí quan trọng được người tiêu dùng ngày càng quan tâm khi quyết định chọn mua.

Một khảo sát về hành vi tiêu dùng của KPMG trên 11 quốc gia, cho thấy 64% người tiêu dùng muốn hiểu được các ảnh hưởng đến môi trường của sản phẩm trước khi thực hiện hành vi mua sắm, 86% người tiêu dùng muốn được sử dụng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng, tái chế tốt hơn.

Các đối tác nhập khẩu được thuyết phục khi trực tiếp đến tìm hiểu về hệ thống trang trại và nhà máy của Vinamilk - Ảnh: VINAMILK

Các đối tác nhập khẩu được thuyết phục khi trực tiếp đến tìm hiểu về hệ thống trang trại và nhà máy của Vinamilk - Ảnh: VINAMILK

Xu hướng này không chỉ phổ biến tại các quốc gia phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ. Báo cáo Trải nghiệm khách hàng xuất sắc (CEE) 2022 của Việt Nam được KPMG công bố cho thấy có tới 93% khách hàng tại Việt Nam sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm, dịch vụ được tích hợp ESG (yếu tố đo lường phát triển bền vững và ảnh hưởng doanh nghiệp đến cộng đồng).

"Do đó, sự chuyển đổi này là tất yếu. Việc tăng cường tư duy, sản xuất theo định hướng phát triển bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp Việt khai thác hiệu quả hơn lợi thế cho các sản phẩm xuất khẩu, và qua đó nâng cao giá trị cho sản phẩm lẫn thương hiệu", đại diện Vinamilk nhấn mạnh.

Vinamilk vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới

Vừa qua, thương hiệu này cũng được đánh giá thuộc Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và dẫn đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk được đánh giá cao nhất, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Cách đây hơn 10 năm, Vinamilk đã được hỏi và sẵn sàng cung cấp báo cáo phát triển bền vững với các yêu cầu của đối tác. Các yêu cầu liên quan đến chứng nhận/chứng chỉ về môi trường, quyền lợi người lao động, phúc lợi động vật… những nội dung còn khá mới tại thời điểm đó.

Ngoài việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001:2015, FSSC 22000, BRC, ISO 17025, Halal, Organic EU, Organic China… Vinamilk đã hoàn thành các báo cáo kiểm kê khí nhà kính, sử dụng năng lượng… Doanh nghiệp hiện cũng đẩy nhanh tiến trình Net Zero với các nhà máy, trang trại đầu tiên đạt trung hòa carbon - khía cạnh đang được nhiều thị trường quốc tế quan tâm.

Vinamilk có trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hòa CarbonVinamilk có trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hòa Carbon

Ngày 26-5, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên