14/07/2021 13:29 GMT+7

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Giao tiếp 3 có, giao thông 3 có, 3 không

KIM CƯƠNG
KIM CƯƠNG

TTO - Để nâng tầm TP.HCM thì mỗi chúng ta có suy nghĩ, kế sách khác nhau, còn với cá nhân tôi thì mọi sự xấu đẹp, đúng sai, thăng giáng bắt nguồn từ chính sự giao tiếp giữa người với người trong cuộc sống hằng ngày, trong giao thông mỗi khi ra đường.

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Giao tiếp 3 có, giao thông 3 có, 3 không - Ảnh 1.

Xe bus ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Để nâng tầm TP.HCM thì mỗi chúng ta có suy nghĩ, kế sách khác nhau, còn với cá nhân tôi thì mọi sự xấu đẹp, đúng sai, thăng giáng bắt nguồn từ chính sự giao tiếp giữa người với người trong cuộc sống hằng ngày, trong giao thông mỗi khi ra đường chạm mặt, gặp sự cố, khi có tình huống cần phải xử lý bằng vốn văn hóa được nuôi dạy, bằng nền văn minh được tiếp thu.

Giao tiếp 3 có: "xin lỗi", "cảm ơn" và "làm ơn"

Thực sự chúng ta vẫn thường tự hào về vốn ngôn ngữ đa dạng, nhiều nét văn hóa đặc sắc. Song chúng ta phải thừa nhận người Việt rất tiết kiệm lời cảm ơn, tiết kiệm cả lời xin lỗi. Ở những quốc gia phát triển có một danh sách những từ được gọi "ma thuật".

Minh chứng là khi cần làm việc gì đó theo ý mình có ảnh hưởng đến người xung quanh, họ luôn nói "Sorry - xin lỗi". Khi đạt được hay nhận được một điều gì đó từ người khác hay xã hội, họ luôn nói "Thank you - cảm ơn".

Và mong muốn được xã hội, mọi người giúp đỡ trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều bắt đầu bằng "Please - Làm ơn". Ba cụm từ "cảm ơn", "xin lỗi" và "làm ơn" được xem là những cụm từ ma thuật, được sử dụng hằng giờ, hằng ngày và ở khắp mọi nơi.

Ai từng đặt chân ra nước ngoài như Mỹ hay châu Âu sẽ cảm nhận rất rõ, còn không thì thông qua phim ảnh chúng ta cũng có thể cảm nhận phần nào.

Quay lại với môi trường giao tiếp ở TP.HCM, tại sao những ngôn từ "ma thuật" chúng ta ít sử dụng như vậy? Chắc chắn không phải vì chúng ta không được dạy mà vì chúng ta không duy trì được suy nghĩ, thói quen tích cực của việc nói cảm ơn, xin lỗi.

Tập nói cảm ơn và xin lỗi là một nét văn hóa rất hay cần được thực hiện, duy trì liên tục trong mỗi gia đình, mỗi công ty và nhất là nơi công cộng.

Nâng tầm trong giao tiếp chính là cách nhanh nhất để con người cố kết, sống nghĩa tình, là một cách "PR thuận theo tự nhiên" trong mắt khách du lịch, bạn bè quốc tế. Hãy thực hiện những cụm từ ma thuật ngay và luôn, đừng sợ hay ngại ngùng bạn ạ!

Giao thông 3 có, 3 không

Giao thông đô thị như ở TP. HCM luôn tiềm ẩn những bất ngờ cần chúng ta phải xử lý, và đó là lúc mỗi người đang tự "quảng bá" hoặc "dìm hàng" nơi mình đang sống.

Giao thông "3 không - 3 có" ở TP.HCM là: Không lái xe khi đã uống rượu bia; Không lấn tuyến, giành đường, vượt ẩu; Không chạy xe quá tốc độ; Có đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy; Có giấy phép lái xe; Có ý thức tham gia các hoạt động tự quản về an toàn giao thông.

Bước ra đường tham gia giao thông sẽ không tránh khỏi những va chạm khi dừng xe đèn đỏ, va chạm giữa xe máy - ôtô với người qua đường, việc thay đổi làn đường khiến xe khác phải phanh gấp chuyển làn, có điện thoại phải tấp lề ở tốc độ cao cản trở người đi sau hay chuyện nhường đường cho xe cứu hỏa, cấp cứu...

Ý thức tham gia giao thông không phải ai cũng giống ai, và nhìn vậy mà không phải vậy. Tôi từng thấy nhiều va chạm, nhiều tình huống khi đi lại ở TP.HCM, song mỗi sự việc lại dẫn đến những cái kết khác nhau, vui có thì buồn có, chứng kiến nhiều câu chuyện thú vị thì hình ảnh xấu xí cũng không ít lần mắt thấy tai nghe.

Mong muốn giao thông an toàn, văn minh nên mỗi khi lên xe ra đường, tôi luôn giữ tâm thế nhẹ nhàng, hiểu chuyện và tôn trọng nhu cầu của người khác. Trong muôn vàn cái đa sắc của hòn ngọc Viễn Đông, cải thiện giao tiếp và hoạt động giao thông là điều cần kíp để nâng tầm thương hiệu thành phố lên một tầm mới.

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế

Cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế" như một diễn đàn mở dành cho bạn đọc đóng góp ý tưởng và giải pháp nâng cao vị thế quốc tế của Sài Gòn - TP.HCM thông qua việc nhận diện thương hiệu quốc tế nào cho thành phố, biểu tượng nào mang tầm quốc tế?

Báo Tuổi Trẻ cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM, với sự đồng hành của Vietnam Signature và Global Embassy, tổ chức. Thời gian nhận bài dự thi: từ 16-6 đến hết ngày 16-8-2021.

Bài dự thi gửi về email: hienke@tuoitre.com.vn hoặc gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM; ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".

Tính đến 13h ngày 14-7, hộp thư hienke@tuoitre.com.vn đã nhận được hơn 210 ý tưởng hiến kế. Báo Tuổi Trẻ cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài:

- 16-6: Đinh Thành Trung, Chung Thanh Huy, Tương Quan, Tanthoi Le.

- 17-6: Bình Nguyễn, Chương Nguyễn Hoàng, Tho Ton, Ha Mai, phat thinh nguyen, Đình Tuấn Đào, NB ngobinhparis1.

- 18-6: thai hoang, Tanthoi Le, Đình Tuấn Đào, Diễm Ngọc, Tương Quan, Quỳnh Iris Prelle, kien vutrungkien, Phong Châu Nguyễn, Anh Tú Lê.

- 19-6: tam tranvan, Trang Nguyễn Thị Thùy Trang, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, hung hai, Đình Tuấn Đào, Nguyễn Minh Tâm, Văn Lực Nguyễn.

- 20-6: Diễm Ngọc, Tương Quan, Hiển Bùi, Nguyễn Tuấn Anh, Pham Cao Cuong, Đô Lê Văn, Long Trieu.

- 21-6: Chung Thanh Huy, Aron Schuftan, Hiển Bùi, Văn Lực Nguyễn, Minh Tuan Nguyen.

- 22-6: Hong Nhung Bui, Bình Nguyễn, Ha Le, Chương Nguyễn Hoàng, Hoài Khiêm, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải.

- 23-6: tam tranvan, Đinh Thành Trung, Minh Út Nguyễn, Minh Trang Kieu, Cuong Dang, Thu Vũ, Tanthoi le, Triết Nguyễn minh, Phan Anh.

- 24-6: Văn Lực Nguyễn, Thu Vũ, Tho Ton, Truongnam Thuan, TUAN NGUYENANH, Tran Quoc Lan, trãi trần.

- 25-6: Truongnam Thuan, Tho Le, Le Hieu Phong, Toàn Nguyễn, NB ngobinhparis1.

- 26-6: vietlam le, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, Lê Hữu Quí, Hữu Tín Lương, Bình Nguyễn, Chinh Ho, Ba Tran Dinh, Truongnam Thuan.

- 27-6: Thu Vũ, Xuân Tiến Trần, Truongnam Thuan, Tran Hop.

- 28-6: Truongnam Thuan, Serlock Đức Nguyễn.

- 29-6: Dung Nguyen, Huyền Nga, Hiến Lê, Tru Dang Quoc, Trần Quốc Lan Trần Hiếu Nguyễn, Trần Thị Ngọc, Tran Anh Tuan, Hữu Tín Lương, Ray Kuschert.

- 30-6: Dung Nguyen, Bình Nguyễn, Hoài Khiêm, Đinh Thành Trung, Binh Nguyen Thanh, đức bùi tấn, Nguyen Vo, Quang Hưng Lê.

- 1-7: Dũng Mai Đức, Truongnam Thuan, Ba TranDinh, phamvanbay28, Lê Nguyễn Ngọc Hải.

- 2-7: phamvanbay28, Ha Mai, Van Dong Nguyen, PHUONG TRAN, Truongnam Thuan, Quang Hưng Lê.

- 3-7: Sơn Nguyễn Trường, Phú Ngọc, Quang Hưng Lê, Quý Nguyễn Ngọc.

- 4-7: Minh Trang Kieu, Nguyễn Quốc Vỹ, Van Dong Nguyen, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải, George Nguyễn.

- 5-7: Danny Duy, Truongnam Thuan, Nguyen Khanh Dao, Le Diamond, Phan Felis, Tru Dang Quoc, Quý Nguyễn Ngọc, Chung Thanh Huy.

- 6-7: Ba Dinh Tran, Long Trieu, Huynh Hong Phuong, Nguyễn Hà Tiên.

- 7-7: Luuvn, Đinh Thành Trung, Nhuận Nguyễn Văn, Tuong Tran, Ba Tran Dinh, Bình Nguyễn, thanh thuy, Đức Duy TừTừ, tran hop.

- 8-7: Tuan Pham, Công Nguyễn, Huy Lê.

- 9-7: Phithanh Nguyễn, Nguyen Thi Hoang Ha, Đảm Vũ, lê cải.

- 10-7: Tôi yêu Việt Nam, Đâu Tu Ban, hung phan.

- 11-7: Quỳnh Iris de Prelle, Văn Nhị Nguyễn.

- 12-7: Tru Dang Quoc, Vo Thuong.

- 13-7: nguyen sinh, Khuong Khuong Tran, Phan Felis, Truongnam Thuan, Quang Vinh

- 14-7: Đinh Thành Trung

6 bạn đọc gửi bài qua bưu điện: Phương Danh, Lê Văn Đô, Trần Đình Bá, Ông Mai Thanh Hà, Kiều Minh Trang và Phan Khương.

BAN TỔ CHỨC

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Giao tiếp 3 có, giao thông 3 có, 3 không - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Nơi đáng sống nhất thế giới, sao không? Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Nơi đáng sống nhất thế giới, sao không?

TTO - Thành phố đáng sống số 1 thế giới là nơi mà mọi con người sống ở đó đều hạnh phúc khi được thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. TP.HCM cần phát triển thành một nơi như vậy!

KIM CƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên