26/11/2023 10:30 GMT+7

Con đâu muốn cha mẹ bị rút năng lượng, dồn tiêu cực lên con

'Tôi thật sự sốc khi con mình nói, con không muốn nói chuyện với mẹ', chị M. kể trên một diễn đàn online dành cho cha mẹ về nuôi dạy con.

Dành thời gian bên con để tạo nên những gắn kết bền vững trong gia đình - Ảnh: T.T.D.

Dành thời gian bên con để tạo nên những gắn kết bền vững trong gia đình - Ảnh: T.T.D.

Các phụ huynh khác vào chia sẻ, nhiều người đồng cảm cho biết từng có giai đoạn không thể nào bắt chuyện được với con mình.

Dành thời gian chất lượng cho nhau, thay vì...

ThS Lê Minh Huân

ThS Lê Minh Huân

Chia sẻ của chị M. là điều thực tế ngày càng phổ biến khi cha mẹ quá bận rộn, con cái cũng bị việc học choán hết thời gian.

Việc tiếp xúc giữa cha mẹ - con cái thường chỉ diễn ra trong khoảng hiếm hoi của buổi tối, lúc đón con về.

Bữa cơm gia đình ít có hoặc nếu có thì cha mẹ cũng bị công việc chen ngang, tivi "chiếm sóng".

Anh Hoàng - chị Linh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết họ có hai con, bạn nhỏ 7 tuổi và con trai lớn 10 tuổi, đều học bán trú giúp hai vợ chồng an tâm hơn với công việc.

Tuy nhiên, cả ngày không tiếp xúc với con cũng là khoảng thời gian anh chị mệt mỏi vì việc cơ quan. "Có đôi khi tâm trạng không tốt ở chỗ làm, những bất như ý trong công việc khiến tôi nổi nóng với con", anh Hoàng kể.

Trong khi đó, chị Linh bày tỏ: "Những ngày đầu tuần tôi bị rút hết năng lượng nên tối về, các con réo bên tai khiến mình dễ bực bội. Có lần tôi quát con chỉ vì con chưa hiểu một bài toán cần mẹ giải thích".

Những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ rơi xuống trẻ khiến các con cảm thấy vô lý khi phải chịu đựng. N.H.T. - học sinh lớp 11, ở quận 4, TP.HCM - chia sẻ cả gia đình có mỗi buổi tối mới gặp nhau mà bạn không cảm thấy được sự ấm áp, quan tâm của cha mẹ nên dần thấy tủi thân, mất kết nối.

"Con không thể nào nói chuyện được khi bố mẹ không lắng nghe", thiếu niên 16 tuổi nghèn nghẹn khi kể về mối quan hệ của gia đình.

"Tôi biết, nổi giận vì chuyện không đâu với con là không đúng nhưng lắm lúc không thể quản lý được cảm xúc của mình", anh Hoàng bày tỏ.

Đó cũng là lý do khiến con cái dần "xa cách" mình, chị Linh nhận diện và cho biết cả hai sẽ thay đổi bằng cách sắp xếp lại thời gian, công việc để có thể dành cho con thời gian chất lượng khi bên nhau.

Dành thời gian chất lượng cho nhau (trong tất cả các mối quan hệ, nhất là con cái, đặc biệt lúc các con còn nhỏ, đang tuổi tò mò, khám phá thế giới, thích trò chuyện với cha mẹ) là gợi ý của ThS tâm lý Lê Minh Huân, sáng lập Trung tâm ứng dụng tâm lý - giáo dục An Nhiên (TP.HCM).

Trong rất nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về cha mẹ - con cái, ThS Lê Minh Huân đều nhấn mạnh "thời gian chất lượng cho con cái chính là thời gian mà ta có mặt trọn vẹn cho con, lắng nghe, chia sẻ cùng con tất cả những khó khăn, khúc mắc, niềm vui, nỗi buồn...".

Kết nối, lợi trăm bề

Nhiều phụ huynh ở thành phố lo lắng khi bản thân đi làm cả ngày, trẻ cũng học chính khóa, học thêm từ sáng đến tối, ở chung nhà mà chỉ gặp, chào nhau lúc đi ngủ và khi ra khỏi nhà buổi sáng.

ThS tâm lý Lê Minh Huân gợi ý, cần tận dụng thời gian nghỉ của trẻ và cha mẹ, ví dụ mùa hè hoặc cuối tuần. 

ThS Huân đề nghị phụ huynh cần xác định điều gì cần thiết và không cần thiết cho trẻ, ngoài việc học thì trò chuyện cùng con là tối quan trọng.

Chị Nguyễn Hải Thi (Đà Nẵng) chia sẻ đã từng mất kết nối với con, nhưng sau đó nỗ lực trò chuyện, dần giúp con hiểu và thông cảm cho những lúc bản thân chưa tốt. "Thực ra, dạy trẻ, kết nối với con, sự kiên nhẫn là quan trọng nhất. Đừng nghĩ mình là cha mẹ rồi bắt con phải nghe theo, phải phục tùng ý mình", chị Hải Thi bày tỏ.

Trao đổi thêm, anh Lê Minh Huân cũng gợi ý để phụ huynh thiết kế "chương trình kết nối" cho gia đình mình, như sau:

* Hỏi ý kiến con về việc con muốn tối nay hoặc cuối tuần này đi đâu, làm gì. Khi trẻ được tôn trọng và được đưa ra ý kiến, tham gia vào quá trình quyết định, trẻ sẽ có trách nhiệm hơn. Người lớn dựa vào đó để lên kế hoạch cùng con.

* Cuối tuần, cả nhà cùng nhau về quê (thăm ông bà, bạn bè).

* Đưa con đi khám phá văn hóa, thiên nhiên ở một vùng đất mới; đi khu vui chơi, bảo tàng, sở thú, khu du lịch gần nhà và dạy con về giá trị, các bài học giáo dục để nâng cao kiến thức, nhận thức...

* Cả nhà cùng tổ chức các hoạt động nấu nướng, làm đồ thủ công, tổ chức trò chơi vào dịp cuối tuần.

* Cho trẻ tham gia các buổi tập huấn kỹ năng sống như phòng chống đuối nước, hỏa hoạn...

* Cho trẻ hoặc cả gia đình tham gia các chương trình ngoại khóa, dã ngoại kỹ năng, du lịch tâm lý; bao gồm các hoạt động như quét nhà, rửa chén, chèo xuồng, hái trái cây, làm bánh, đọc sách, nấu cơm bằng củi... giúp trẻ khám phá chính mình và học hỏi từ người khác.

Bảo vệ cho con cái trên mạng là cha mẹ chứ aiBảo vệ cho con cái trên mạng là cha mẹ chứ ai

Nếu có một gia đình an toàn cho con, nơi con muốn chia sẻ với cha mẹ nhiều điều, và những kỹ năng sử dụng Internet an toàn, thì không thứ độc hại nào trên mạng xã hội có thể xâm hại được tới con trẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên