Phóng to |
Một người không thể kìm nén cảm xúc, ôm chầm lấy chiến sĩ làm nhiệm vụ sau khi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Việt Dũng |
1. Thức dậy từ 3 giờ sáng để nhờ con chở xe lên thành phố, cô Nguyễn Thị Phúc (63 tuổi, đường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nói rằng chị thật may mắn vì đã được viếng Đại tướng từ lúc 10g và bây giờ cô ngồi chờ con đến đón.
“Con tôi dặn có khi phải đầu giờ chiều mới vào được nhưng may quá tôi đã vào viếng xong. Nếu đi muộn hơn, chắc hết ngày nay cũng không vào”, cô Phúc nói.
Mang theo một ít đồ ăn vặt để “đề phòng đói bụng”, cô Phúc ngồi trên dải phân cách đường Hoàng Diệu, nhìn dòng người nườm nượp đi vào.
“Vào nhà cụ rồi, mới thấy cụ sống đạm bạc quá, nền nhà cụ lát bằng gạch trống trơn mà tôi đã thấy người ta dùng từ lâu cách đây cả 20 năm lắm rồi. Tôi sờ tay vào tường nhà thì không phải tường sơn mà tường quét vôi. Tôi nhìn thấy hàng rào nhà cụ chỉ bằng bê tông bình thường thôi. Tôi không thể nghĩ cụ quyền cao chức trọng như vậy mà cụ cũng sống giản dị như vậy. Vào nhà cụ mà tôi thấy gần gũi như đến nhà những người thân của mình”.
Cô Phúc cũng nói rất bất ngờ khi thấy người thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đáp lễ những người dân thường như chị: “Cả đời tôi chưa được đến nhà ai quyền cao chức trọng mà lại gần gũi đến thế. Cụ sống giản dị mà con cháu cụ thật thật khiêm nhường”.
2. Cũng phải thức dậy từ 2 giờ sáng và bắt 2 chuyến xe khách cô Triệu Thị Thảo (53 tuổi, người Nùng quê ở xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia, Lạng Sơn) mới tới được 30 Hoàng Diệu. Cũng tỏ ra rất mãn nguyện vì đã được vào viếng bác Giáp.
“Từ mấy ngày hôm nay người dân quê tôi không ngừng trao đổi về bác Giáp. Những ai có ôtô thì họ đi ôtô, hoặc vài nhà thuê chung một chuyến xe để về. Tôi không có tiền, thì đi xe khách về Hà Nội. Nhưng may quá nhà xe đã chở miễn phí chúng tôi từ bến xe về đây”, cô Thảo bày tỏ.
“Tôi thấy trong nhà cụ bày biện đơn sơ quá. Chỉ có 2 lọ hoa cạnh di ảnh của cụ. Trước đây tôi chỉ nghe nói cụ sống giản dị lắm nhưng hôm nay tôi mới tận mắt được chứng kiến điều đó. Ở quê tôi còn rất nhiều người không có điều kiện đi viếng cụ thì khi trở về tôi sẽ kể chuyện ở nhà cụ cho họ nghe”, cô Thảo nói.
3. 91 tuổi, cụ Nguyễn Thị Mai (Hoài Đức, Hà Nội) lật đật trở ra từ ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu khi có hai bạn thanh niên tình nguyện dìu đỡ.
“Vào nhà mà thương cụ quá. Sống 103 tuổi là sống tuổi trời rồi, nhưng cứ nhìn vào nhà cụ mà thương cụ quá”. Lý do để bà cụ lưng còng tóc bạc, miệng bỏm bẻm nhai trầu này cảm thấy thương cụ Giáp vì “Tôi cứ ngỡ là Đại tướng thì cụ sống cao sang lắm cơ”.
Cụ Mai cho nói: “Khi xưa Bác Hồ mất tôi chỉ có thể khóc Người ở rất xa thì bây giờ tôi đã được khóc cụ Giáp ở nhà cụ Giáp”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Hoàn tất tập dợt đưa linh cữu Đại tướng ở sân bayMáy bay dân dụng đưa linh cữu Đại tướng về quêMường Phăng thổn thức tiếc thương "ông nội đánh giặc tài ba”Thành Đoàn TP.HCM lập không gian tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận