16/10/2023 10:59 GMT+7

ACB liên tục đứng top trên bảng xếp hạng CAMEL

Theo hệ thống đánh giá CAMEL, Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng niêm yết trong quý 2-2023. Trong đó, Vietcombank và ACB vẫn giữ vững hai vị trí đầu trên bảng xếp hạng.

ACB thu hút khách hàng tìm đến nhờ năng lực quản trị rủi ro ngày một tốt hơn, gia tăng mức độ an toàn trong điều kiện lãi suất và tỉ giá thị trường biến động mạnh - Ảnh: M.T.

ACB thu hút khách hàng tìm đến nhờ năng lực quản trị rủi ro ngày một tốt hơn, gia tăng mức độ an toàn trong điều kiện lãi suất và tỉ giá thị trường biến động mạnh - Ảnh: M.T.

Hệ thống đánh giá CAMEL là một phương pháp phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

Danh mục đầu tư lành mạnh, giảm thiểu rủi ro về chất lượng tài sản

CAMEL là viết tắt chữ cái đầu tiếng Anh của 5 chỉ tiêu: [C]apital (Vốn tự có), [A]ssets (Tài sản), [M]anagement (Quản trị), [E]arnings (Lợi nhuận), [L]iquidity (Thanh khoản). Những thành phần của CAMEL được chấm điểm từ 1 đến 5.

Mức đánh giá tốt nhất là 1, tệ nhất là 5. Hiểu đơn giản, những ngân hàng có số điểm càng thấp sẽ càng được đánh giá cao, còn điểm từ 3 trở nên sẽ cần phải xem xét một cách cẩn trọng.

Việc liên tục duy trì vị trí top đầu trong bảng xếp hạng đã minh chứng cho nỗ lực không ngừng của ACB nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sự tin cậy và an toàn, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời thể hiện tính đúng đắn của chiến lược quản lý rủi ro thận trọng.

Nhìn chung, rủi ro về chất lượng tài sản đối với ACB tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, tỉ lệ nợ xấu thấp và chiến lược thận trọng (98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) chỉ 54%).

Các giải thưởng của ACB trong năm 2023 - Ảnh: M.T.

Các giải thưởng của ACB trong năm 2023 - Ảnh: M.T.

Năng lực tài chính tốt, tăng trưởng ổn định

Nhiều chuyên gia từng nhận định khi một ngân hàng quá thận trọng với rủi ro thì sẽ tạo rào cản cho sự tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, ACB lại là ngoại lệ.

Trong báo cáo quý 2-2023, ACB vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 10.000 tỉ đồng, tăng trưởng gần 11% so với cùng kỳ và đã hoàn thành 50% kế hoạch đề ra đầu năm.

Vừa qua ACB cũng được ghi nhận trong TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023, trong đó ACB đạt TOP 3 ngành ngân hàng do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn và TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh.

Kết quả này dựa trên cơ sở đánh giá và đo lường kết quả kinh doanh trong nhiều năm liên tiếp thông qua các chỉ số tăng trưởng như doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên cổ phiếu, đồng thời được điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững.

Đây chính là những ghi nhận khách quan về năng lực quản trị của ACB nói chung và tính hiệu quả bền vững của chiến lược kinh doanh của ACB trước những biến số của thị trường.

Trong nhóm ngân hàng TMCP lớn, ACB cũng ghi nhận tỉ lệ sinh lời cao nhất ở mức 25%.

Với mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, ACB không chỉ duy trì mức sinh lời cao hàng đầu mà còn duy trì được tỉ lệ nợ xấu thấp nhất nhì hệ thống.

Theo lãnh đạo Ngân hàng ACB, nhờ quy trình quản trị rủi ro phù hợp theo hoàn cảnh, tỉ lệ nợ xấu trong quý 2-2023 của ACB vẫn được đảm bảo ở mức 1,06%, là mức thấp hàng đầu thị trường.

Tính đến hết quý 2-2023, tỉ lệ an toàn vốn và tỉ lệ an toàn vốn cấp một hợp nhất của ACB đều đạt 12,8%, vượt xa yêu cầu tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước, dự trữ đủ vùng đệm vốn an toàn cho tình hình hoạt động bình thường và khi thị trường căng thẳng.

Công tác quản lý rủi ro thanh khoản của ACB ở vị thế hàng đầu thị trường. Năm 2022, ACB được tổ chức độc lập công nhận hoàn thành triển khai quy trình đánh giá nội bộ an toàn thanh khoản theo tiêu chuẩn NHTW Châu Âu (ILAAP) và quy định Basel III - những chuẩn mực yêu cầu cao về quản trị rủi ro thanh khoản và an toàn vốn.

Tiếp nối thành công trên, trong năm 2023, ACB tiếp tục là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức độc lập công nhận tuân thủ đầy đủ các quy định Basel II và III trong công tác quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và rủi ro thị trường; theo đó áp dụng các chuẩn mực, thông lệ tiên tiến nhất trên thị trường.

Hoàn thành tuân thủ Basel II, III và ILAAP đối với các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và rủi ro thị trường đồng nghĩa với việc ACB tiếp tục kiện toàn năng lực quản trị rủi ro ngày một tốt hơn, gia tăng mức độ an toàn, đặc biệt trong điều kiện lãi suất và tỉ giá thị trường biến động mạnh.

Nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng và cơ quan giám sát có thêm cơ sở để "cộng điểm" ngân hàng đáng tin cậy cho ACB. Bên cạnh đó ACB cũng thiết lập mô hình ba tuyến phòng thủ vững chắc, trong đó nhân viên được coi là tuyến phòng vệ thứ nhất.

Mỗi nhân viên ACB đều được truyền đạt và có trách nhiệm tuân thủ năm giá trị cốt lõi, trong đó có hai giá trị liên quan đến quản trị rủi ro là "Chính trực" và "Cẩn trọng", đồng thời liên tục giám sát và báo cáo các nguy cơ rủi ro với bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào.

Vừa qua, ACB cũng đã công bố chương trình phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) - một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ACB.

Riêng đối với yếu tố Quản trị (Governance) đã được ngân hàng này thực hiện từ những ngày đầu thành lập, trong đó phát triển an toàn và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của quản trị rủi ro.

Sáu tháng đầu năm 2023: ACB hoàn thành 50% kế hoạch năm, đẩy mạnh cho vay ưu đãiSáu tháng đầu năm 2023: ACB hoàn thành 50% kế hoạch năm, đẩy mạnh cho vay ưu đãi

Tính tới cuối tháng 6, quy mô tín dụng của ACB đạt hơn 434.000 tỉ, tăng 4,9% so với đầu năm. Riêng trong quý 2, tốc độ tăng trưởng có sự cải thiện mạnh mẽ, ở mức tăng 5,5% tương đương gần 23.000 tỉ so với quý 1.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên