Ông Lưu Đức Kế, giám đốc Hanoitourist, nhận định tại tọa đàm “Bảo tàng với du lịch di sản” diễn ra tại Hà Nội ngày 21-11.
Làm sao để thu hút du khách đến bảo tàng là câu chuyện dài mà khuôn khổ tọa đàm mới chỉ đề cập được một phần lý thuyết. Tọa đàm do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Tổng cục Du lịch, Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức.
Việc hướng dẫn viên không thích bảo tàng cũng được TS Chu Đức Tính - giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội, thừa nhận. Ông Tính đưa ra câu chuyện: giám đốc một công ty du lịch đã phải yêu cầu hướng dẫn viên của công ty sau khi đưa khách tham quan chùa Một Cột, chỉ được dẫn khách rẽ phải (đường vào bảo tàng) chứ không được rẽ trái (cổng ra).
TS Nguyễn Văn Cường - giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cũng bày tỏ: “Hiện nay bảo tàng chưa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc của du khách và chưa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tour của các công ty du lịch, lữ hành”.
Từ năm 2011, Bộ VH-TT&DL đã lập và triển khai đề án “Tăng cường gắn kết các bảo tàng với hoạt động du lịch”. Tuy nhiên, đề án này vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Hiện nay tuy các tour du lịch về nguyên tắc đều có ghé bảo tàng nhưng không tour nào đi quá ba bảo tàng.
Ông Lưu Đức Kế đề xuất phải có chương trình riêng để khách đi tham quan bảo tàng, đặc biệt hướng tới những khách ở các nước Pháp, Nhật Bản.
Một điểm khiến bảo tàng chưa hút khách còn là do hệ thống trưng bày đã cũ, nhân lực còn mỏng. Liên quan đến việc đổi mới bảo tàng để thu hút du khách, ông Hoàng Đức Hậu - vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL)- cho rằng: “Chúng ta nói vấn đề này nhiều. Nếu chỉ chúng ta nói với nhau thì sẽ vẫn không có hiệu quả”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận