Cún - tên gọi ở nhà của cháu nội của Y Moan (con của Y Vol) - đứng bên linh cữu ông nội, nước mắt dàn giụa: "Ông nội thức dậy chơi với cháu đi!". Tiếng nấc nghẹn ngào của cô bé cháu nội nghệ sĩ Y Moan làm cho không khí lễ tang hôm nay 2-10 thêm nghẹn ngào.
Phóng to |
Đội chiêng gióng lên những hồi chiêng tiếc thương người nghệ sĩ của núi rừng Tây Nguyên |
Phóng to |
Mấy chữ thư pháp trước cửa nhà Y Moan |
Phóng to |
Một góc phía trước ngôi nhà Y Moan |
Phóng to |
Cháu nội của Y Moan trong lễ tang: "Ông nội thức dậy chơi với cháu đi!". |
Tin nghệ sĩ nhân dân Y Moan qua đời lan truyền đi rất nhanh trong người dân tỉnh Đắc Lắc. Nhiều người đến từ rất sớm để kịp tiễn đưa ông. Một cụ già về hưu đến trước 7g30, khi chưa nhập quan, để vào “viếng ông bạn già” với một bó hương và chiếc xe cà tàng.
Anh Y Vol - con trai cả của nghệ sĩ Y Moan - cho biết: “Trước ngày ba mất, tôi đang ở Hà Nội, vì quá sốt ruột với sức khỏe của ba nên tôi về thăm ba. Không ngờ ba tôi lại yếu nhanh như vậy. Biết trước chuyện sẽ xảy ra nhưng chúng tôi vẫn không khỏi nghẹn ngào".
Y Garia - người con thứ 2 của Y Moan - suốt buổi viếng không nói một lời, cả buổi sáng chỉ đứng bên cạnh ba.
Người dân Ê Đê từ khắp các buôn làng đổ về. Không cầu kỳ, kiểu cách, họ bước vào và nói những lời chia tay với Y Moan bằng giọng mẹ đẻ.
Một cụ bà người Ê Đê đến ôm tay mẹ Y Moan chia sẻ nỗi đau của người mẹ xa con. Hai bà cùng nhau khóc trong tiễng cồng chiêng tiễn đưa phía ngoài của đội chiêng buôn Dhă Prong - quê hương ông.
Đội chiêng buôn Dhă Prong gióng lên những điệu chiêng dồn dập buồn đến não lòng. Tiếng chiêng vang lên liên tục theo từng đoàn khách đến viếng.
Khoảng 9g30 ngày 2-10, rất nhiều hoa và câu điếu quây quần quanh ông.
Từ sáng sớm, rất đông bà con ở trong buôn đến ngay nhà riêng Y Moan. Theo tục lệ, bà con tỏa đi đốn củi, chẻ củi, mổ heo, nấu nước... tiếp đón những quan khách đến chia buồn cùng gia chủ. Mỗi người một tay, như một cách chia sẻ nỗi đau với gia đình nghệ sĩ.
Theo mẹ của Y Moan, ông quê gốc ở buôn M’Đrắk (M’Đrắk, Đắc Lắc) nhưng được sinh ra ngay ngôi nhà này và nay ông ra đi cũng chính ở đây. Chính vì vậy, nguyện vọng cuối đời của người nghệ sĩ của đại ngàn là được nằm lại nơi cội nguồn như mấy chữ thư pháp ông khắc trên đá phía trước cửa: “Cội nguồn - thiên đường”.
Xem Y Moan hát Giấc mơ Chapi trong đêm diễn cuối cùng của ông (live show tại Hà Nội 6-8-2010) - Nguồn: YouTube |
Lễ di quan diễn ra vào lúc 7g30 ngày 5-10. Y Moan sẽ được an táng tại nghĩa trang Buôn Dhă Prong (xã Cư Bua, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). |
Những chiêng, ché, những chiếc trống da trâu và nhiều hiện vật khác tượng trưng cho văn hóa Tây Nguyên được bày khắp gian nhà.
Y Moan vốn được truyền tụng là người “lưu giữ văn hóa Tây Nguyên tại nhà”, là “bảo tàng Tây Nguyên”. .
Theo những người con của nghệ sĩ Y Moan, giới nghệ sĩ, bạn bè và đồng nghiệp Y Moan ở xa chưa kịp về trong hôm nay, nhưng ai cũng đã nói sẽ sắp xếp về sớm bên ông lần cuối cùng.
Nằm lại nơi cội nguồn, chính là thiên đường của ông.
Chúc ông vui với gió đại ngàn, và nơi đó, ông vẫn tiếp tục mơ những giấc mơ như Giấc mơ Cha - pi mà ông từng gửi đến khán giả muôn nơi…
Xem thêm:
Vĩnh biệt Y Moan - tiếng hát của núi rừng Tây nguyênVinh danh nghệ sĩ nhân dân Y MoanVề Hà Nội nghe Y Moan hátNhạc sĩ Nguyễn Cường và ca sĩ Y Moan: Chuyện của phố cổ và đại ngànKhóc khi nghe Y Moan hátY Moan được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận