05/07/2011 09:32 GMT+7

Đề Hóa "dễ thở" hơn Toán, Lý

NHÓM PV
NHÓM PV

TTO - Sáng nay 5-7, thí sinh cả nước hoàn thành bài thi môn Hóa - môn cuối trong kỳ tuyển sinh đại học đợt 1 năm 2011, TTO sẽ đăng bài giải sau khi kết thúc môn thi, mời bạn đọc đón xem.

* 126 thí sinh và bốn cán bộ coi thi bị kỷ luật

Gợi ý giải Lý khối A tuyển sinh đại học 2011Gợi ý giải Toán khối A tuyển sinh đại học 2011Đề Hóa khối A tuyển sinh đại học 2011Đánh giá đề thi Toán, LýĐề Lý dài, nặng phần bài tậpThí sinh than đề Toán khó

Tl1ov7yK.jpgPhóng to
Xem lại bài giải môn Toán, Lý sau khi kết thúc thời gian thi môn Hóa - Ảnh: Trường Giang

Khoảng gần 6.000 thí sinh bỏ thi

Theo Bộ GD-ĐT, tỷ lệ thí sinh dự thi/số đăng kí dự thi trong đợt I, khối A năm 2011 cao hơn so với năm 2010 trên 1,1%. Ở môn thi đầu tiên, thí sinh dự thi đạt tỷ lệ 76,92% và đến môn thi cuối cùng, tỷ lệ này là 76,10%, giảm hơn 0,8%, tương đương với khoảng gần 6.000 thí sinh đã bỏ thi giữa chừng.

Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo tuyển sinh trưa ngày 5-7 cho biết, theo thống kê ban đầu từ 107 hội đồng tuyển sinh đợt 1 trong cả nước, sau ba môn thi có 126 thí sinh vi phạm qui chế tuyển sinh bị xử lý kỷ luật, bao gồm: ở mức độ khiển trách: 33, xử lý cảnh cáo: 10, thí sinh bị đình chỉ: 80. 3 thí sinh đến muộn không được dự thi. Đối với đội ngũ cán bộ coi thi, bốn cán bộ bị xử lí kỉ luật đình chỉ.

Bộ GD-ĐT đánh giá nhìn chung, đợt 1 thi đại học khối A và V đã diễn ra trong trật tự, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. Các đại học, học viện và các trường đại học đã thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh, tổ chức tập huấn và phổ biến đầy đủ qui định của Quy chế thi cho cán bộ tham gia công tác tuyển sinh. Công tác coi được tăng cường, kỷ luật trường thi được xiết chặt, các hiện tượng vi phạm quy chế thi bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm túc.

Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra sự cố lớn do sai sót trong công tác coi thi của hai cán bộ coi thi tại phòng thi số 41, điểm thi Trường Sĩ quan Chỉ huy Kĩ thuật Thông tin. Bộ GD-ĐT cho biết Bộ và Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng đã xử lý kịp thời theo hướng bảo đảm quyền lợi của thí sinh.

Vụ giám thị ký nhầm: Bộ GD-ĐT ra hai phương án xử lý

Đối với đề thi, Bộ GD-ĐT đánh giá đề thi các môn khối A được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; nội dung đề thi nằm trong chương trình phổ thông trung học, chủ yếu là lớp 12; đề thi không có sai sót cả về nội dung và hình thức, có khả năng phân loại tốt.

-------------------------------

TP.HCM: Thí sinh nhận định đề Hóa dài

Nhiều thí sinh nhận định đề môn Hóa khó và dài. Tại hội đồng thi của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ở Trường CĐ Công thương, thí sinh Nguyễn Phương Thảo (Đồng Xoài, Bình Phước) cho biết đề thi môn Hóa khó ở cả phần hữu cơ lẫn vô cơ. “Một vài câu lý thuyết mới xem thì thấy dễ nhưng em làm không chắc lắm” - Thảo cho biết.

Ngoài ra, theo thí sinh này đề khá dài, sau 60 phút mới chỉ đánh được khoảng 20 câu. Được biết, học lực lớp 12 môn Hóa của Thảo đạt loại khá.

Cũng trong sáng nay, tại hội đồng thi Trường CĐ Công Thương (hội đồng thi của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) có khoảng 2.000 thí sinh tập trung, lượng phụ huynh đợi con trước cổng trường đông. Lực lượng sinh viên tình nguyện tại đây đã giải tỏa tình hình kẹt xe theo cách: Một nhóm sinh viên tình nguyện dàn hàng ngang giữa đường, tạo lối đi riêng cho thí sinh. Do đó, tại hội đồng thi này không còn cảnh ùn tắc như nhưng đợt thi năm trước.

pETW3Pho.jpgPhóng to
Thí sinh dự thi vào trường ĐH Sư Phạm TP.HCM tranh thủ xem bài giải môn Toán và Vật Lý trên báo Tuổi Trẻ trước khi bước vào thi môn Hóa sáng 5-7 - Ảnh : Minh Đức

Cần Thơ: Đề Hóa "dễ thở"

Tại cụm thi Cần Thơ, kết thúc thi môn Hóa, nhiều thí sinh ra về với vẻ mặt phấn khởi hơn so với ngày thi khá khó khăn và căng thẳng trước. Thí sinh Nguyễn Văn Trường, quê Sóc Trăng thi tại điểm thi trường THCS Đoàn Thị Điểm cho biết đề Hóa năm nay tương đối dễ thở hơn so với đề thi môn Lý, nhiều câu hỏi nghiêng về phần lý thuyết nên thí sinh có cơ hội kiếm điểm, còn phần bài tập có nhiều câu hỏi hay và bám sát chương trình học phổ thông nhưng nhiều câu nặng phần kiến thức nâng cao nên cũng không dễ để thí sinh dạng trung bình khá kiếm điểm.

Kết thúc buổi thi môn Hóa, hội đồng coi thi liên trường cụm thi Cần Thơ cho biết có 2 thí sinh tại điểm thi trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ (khu A) và điểm thi khoa kinh tế - quản trị kinh doanh ĐH Cần Thơ bị đình chỉ do mang điện thoại di động vào phòng thi, nâng tổng số thí sinh vi phạm quy chế tại cụm thi Cần Thơ lần này lên 4 thí sinh, trong đó có 1 trường hợp thí sinh bị khiển trách.

Trong buổi thi môn Hóa, tại cụm thi Cần Thơ có thêm 67 thí sinh vắng thi.

Đà Lạt: Nhiều thí sinh cười tươi với môn thi cuối

Kết thúc môn Hóa học sáng nay, các thí sinh tại Hội đồng thi đại học Đà Lạt cho biết đề thi môn Hóa không quá khó nhưng hơi dài. Nhiều thí sinh nhận định đề thi phần lý thuyết chỉ cần học bài kỹ trong sách giáo khoa là có thể làm bài rất tốt.

Tnn16koG.jpgPhóng to

Nhiều thí sinh cười tươi trong môn thi cuối - Ảnh: Tây Nguyên

So với hai môn thi trước, đề thi môn Hóa sáng nay có phần “dễ thở” hơn. Phần lớn những thí sinh được phỏng vấn đều cho biết làm bài đạt từ 40- 80% yêu cầu đề ra. Không ít thí sinh sau khi ra khỏi phòng thi đã nở những nụ cười khá tươi trong môn thi cuối cùng này.

Em Tống Vũ Sơn (Đà Lạt), cho biết, trong 3 môn thi vừa qua môn Hóa sáng nay được xem là thành công nhất, em làm bài đạt khoảng 70% yêu cầu đề ra. Trong khí đó, thí sinh Hoàng Thị Thu (Thanh Hóa) cũng cho rằng, đề thi Hóa bám khá sát chương trình trong sách giáo khoa nên không quá khó khăn đối với những thí sinh có học lực loại khá, giỏi.

Sáng nay, tại Hội đồng tuyển sinh đại học Đà Lạt có trên 3.000 thí sinh bước vào môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh đợt 1 năm 2011, giảm 19 thí sinh so với môn thi đầu tiên, và chiếm hơn 82% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó hiệu trưởng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Đà Lạt, kỳ thi tuyển sinh đợt 1 của trường đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Chỉ có duy nhất một trường thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi ở môn Vật lý.

Đà Nẵng: Thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá buồn bã

Tại Đà Nẵng, kết thúc buổi thi môn Hóa học nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá buồn bã.

Tại hội đồng thi trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, thí sinh Hoàng Thị Quyên (tỉnh Nghệ An) buồn bã cho biết: “Đề thi có 40 câu trắc nghiệm lý thuyết bắt buộc nhưng hơn một nửa trong đó là phần bài tập. Trong khi bài tập thì rất dài, lắt léo khiến tụi em không thể làm tập trung được vì sợ mất thời gian”. Tại hội đồng thi trường THPT Trần Phú, trường tiểu học Hoàng Văn Thụ…các thí sinh đều có chung nhận định đề thi môn Hóa học cũng “khó nuốt” không kém 2 môn Toán và Vật lý. Các bạn nhận định sẽ khó có điểm tối đa.

Tại hội đồng thi trường ĐH Bách Khoa, nhiều thí sinh cho biết đề Hóa năm nay tương đối khó, nhưng không khó bằng năm trước. Lý thuyết không nhiều, chủ yếu nằm ở sách giáo khoa, tuy nhiên phải vận dụng sự thông minh, hiểu sâu mới làm hết. Phần bài tập thì nhiều và dài, tốn thời gian, khoảng 60-70%, rải rác ở tất cả các chương trình 10, 11, 12, nhiều câu ra “mẹo”, phải vận dụng sự sáng tạo, khôn khéo mới làm kịp thời gian.

Thí sinh Đặng Ngọc Như An, dự thi ngành Quản lý dự án, ĐH Bách Khoa cho biết: “Đề hóa năm nay hơi khó nhưng cách ra đề rất hay, phân loại được thí sinh. Lý thuyết nằm rải rác, vận dụng sự thông minh, sáng tạo. Bài tập hơi dài, tính toán hơi lâu, có nhiều câu ra rất “mẹo”, phải vận dụng sự thông minh, khôn khéo mới giải kịp”.

Thí sinh Trần Sĩ Công, hội đồng thi trường ĐH Sư Phạm nhăn mặt cho biết: “Đề thi khó và dài, khoảng 20-30% lý thuyết, chủ yếu nằm trong chương trình sách giáo khoa. Bài tập dài, tốn nhiều thời gian, vận dụng nhiều kiến thức học trong chương trình THPT, có nhiều câu rất “mẹo”, đánh đố học sinh. Em tính mình hoàn thành khoảng 60% bài thi” - Công nói.

Thống kê sơ bợ của ĐH Đà Nẵng, tại buổi thi môn cuối cùng của đợt 1 có thêm 2 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng, tỷ lệ thí sinh đi dự thi đạt 85,81%. Trước đó ngày thi 4-7 cũng đã có 3 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại di động vào phòng thi. Tại điểm thi trường CĐ Bách khoa, 1 thí sinh đến muộn hơn 15 phút sau khi bóc đề thi nên không được dự thi.

GWPDd73r.jpgPhóng to
Cán bộ coi thi gọi thi sinh vào phòng thi môn Hóa tại trường ĐH SƯ Phạm TP.HCM sáng 5-7 - Ảnh : Minh Đức

Hà Nội: Môn Hóa “dễ thở” nhất trong ba môn thi

9 giờ sáng nay, các thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011 đã kết thúc môn thi cuối cùng. Đề thi môn Hóa được các thí sinh đánh giá là vừa sức, dễ hơn so với yêu cầu của đề thi hai môn trước đó. Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi môn cuối cùng với tâm trạng phấn chấn hơn do đã làm bài tốt hơn hai môn thi đầu. Thí sinh Đào Thị Hiền dự thi tại điểm thi số 6 của Học viện Tài chính cho biết, hai môn thi trước làm không tốt, nhưng đến môn Hóa ước lượng làm được khoảng 80%, em lại đang hi vọng sẽ trúng tuyển.

Các thí sinh dự thi vào trường ĐH Giao thông vận tải, trường ĐH Sư phạm Hà Nội... cũng nhận xét đề Hóa có thể dễ đạt điểm 7, điểm 8. Tại hội đồng thi trường ĐH Ngoại thương, nhiều thí sinh cho biết đã hoàn thành bài thi trong vòng 2/3 thời gian thi và tỏ ra hài lòng với dự đoán sẽ giành được 9 điểm ở môn thi cuối cùng này

So với những năm trước, số thí sinh bỏ cuộc ở môn thi cuối cùng giảm hơn hẳn dù đề thi Vật lý bị đánh giá là khó, làm nhiều thí sinh bị mất điểm ở môn này. Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Mỏ Địa chất cho biết bước vào môn thi Hóa có 21 thí sinh bỏ thi. Một thí sinh đã bị đình chỉ thi vì cán bộ coi thi sau 2/3 thời gian đã phát hiện thí sinh này mang điện thoại di động trong người.

Tại Học viện Tài chính, số thí sinh bỏ dở kỳ thi cũng không đáng kể so với tổng số thí sinh dự thi, Theo ông Ngô Thế Chi - giám đốc Học viện Tài chính, có 31 thí sinh bỏ thi môn Vật Lý và đến môn Hóa chỉ có thêm 21 trường hợp không tiếp tục đến thi.

gaLU7Axo.jpgPhóng to
Phát giấy làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa cho thí sinh - Ảnh : Minh Đức
96me8zbu.jpgPhóng to
Điền thông tin vào giấy thi - Ảnh : Minh Đức
SPShJwpr.jpgPhóng to
Danh sách thí sinh vắng mặt môn thi Hóa tại một phòng thi của trường ĐH Sư Phạm TP.HCM sáng 5-7- Ảnh : Minh Đức
B3lbAwhZ.jpgPhóng to
Các phụ huynh cũng chăm chú theo dõi thông tin trên báo Tuổi Trẻ khi ngồi bên ngoài cổng trường đợi con em mình thi - Ảnh : Minh Đức
KfYjLFlV.jpgPhóng to

Ttại hội đồng thi Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thí sinh tính toán lại kết quả sau khi kết thúc thời gian thi Hóa - Ảnh: Trường Giang

ofRAk2lM.jpgPhóng to

Xem lại đề thi sau khi thi môn Hóa - Ảnh: Trường Giang

uCSB7vcH.jpgPhóng to
Thí sinh vui vẻ vì bài thi của mình giống với kết quả bài giải trên báo - Ảnh: Trường Giang
MASJzcli.jpgPhóng to
Thí sinh ra về sau khi thi xong môn Hóa tại trường đại học Sư Phạm TP.HCM sáng 5-7-2011 - Ảnh: Như Hùng
4ddnL2z8.jpgPhóng to

Trao đổi với phụ huynh sau khi xong môn Hóa tại Hội đồng thi trường đại học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM - Ảnh: Như Hùng

omQVW2Du.jpgPhóng to
Trao đổi bài thi môn Hóa sau khi thi xong tại HĐT trường đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Bên lề

Bán bài giải trước khi kết thúc buổi thi

Sáng 5-7, mới hết hai phần ba thời gian làm bài nhưng đã có nhiều thí sinh ở hội đồng thi trường ĐH Nông lâm TP.HCM rời khỏi phòng thi. Khoảng 9g45, một số sinh viên đã rao bán bài giải đề thi Hóa (bài giải được viết nguệch ngoạc trên tờ giấy A4 sau đó photocopy ra làm nhiều bản) với giá từ 5.000 - 10.000 đồng ngay trước cổng hội đồng thi.

Dậy đúng giờ

Đợt tuyển sinh Đại học, cao đẳng lần này, Kí túc xa ĐHQG TP.HCM tiếp tục thực hiện chương trình “dậy đúng giờ” cho thí sinh, phụ huynh ở trọ tại đây. Cứ 5g30 mỗi sáng, loa phát thanh tại Kí túc xá lại vang lên “Xin mời các thí sinh, phụ huynh thức dậy… và chúc một ngày thi thật tốt và thành công”.

Đây là là hình thức động viên tinh thần cho thí sinh, phụ huynh mà Kí túc xá thực hiện nhiều năm nay. Việc làm này nhằm tránh tình trạng thí sinh mệt quá, ngủ quên trong phòng, không kịp chuẩn bị để đến phòng thi đúng giờ.

Thủ Đức: Lại “trắng” tờ rơi

RpSnkzDe.jpgPhóng to
Tờ rơi bị thí sinh, phụ huynh bỏ lại trên đường tại hội đồng thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Trường Giang

Sáng 5-7, sau khi kết thúc thời gian thi môn Hóa các điểm thi tại hội đồng thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Giao thông vận tải - Cơ sở 2, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM)… lại “tái phát” tình trạng loạn tờ rơi quảng cáo.

Lực lượng phát tờ rơi là sinh viên làm thêm đứng tập trung tại các cổng ra vào, chờ thí sinh ra là dúi vào tay thí sinh các tờ giới thiệu mỹ phẩm, việc làm, xe máy, rao vặt... Chỉ 30 phút sau, các loại tờ rơi bị thí sinh, phụ huynh ném lại, phủ đầy trên đường.

Ông Phan Quang Minh (Lai Vung, Đồng Tháp), đưa con đi thi tại hội đồng thi trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, bức xúc: “Cách thức quảng cáo bằng tờ rơi dù rất hiệu quả. Nhưng vào thời điểm mùa thi, tất cả thí sinh, phụ huynh đều rất căng thẳng vì lo chuyện thi cử. Chẳng ai có tâm trí mà đọc thông tin nên tờ rơi nên mới có tình trạng nằm đầy trên đường thế kia. Hy vọng các công ty, nhãn hàng sẽ nhận thức được điều này để thay đổi cách thức quảng cáo của mình”.

NHÓM PV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên