02/06/2013 08:27 GMT+7

Một bài diễn văn rất tốt

THANH TUẤN (từ Singapore)
THANH TUẤN (từ Singapore)

TT - Phần lớn các học giả và chuyên gia mà Tuổi Trẻ tiếp xúc đều có những nhận xét tích cực về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La về xây dựng “lòng tin chiến lược”, đặc biệt là giữa các nước lớn như là cách để xây dựng ổn định, hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Mất lòng tin là mất tất cả”Chi phí quốc phòng Tây Thái Bình Dương đã vượt phương TâyDiễn đàn về hoạch định chính sách quốc phòngThủ tướng VN phát biểu quan trọng khai mạc Đối thoại Shangri-La

jT1mxiYI.jpgPhóng to
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (bìa trái) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (bìa phải) trò chuyện tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 - Ảnh: Võ Văn Thành

"Tôi nghĩ việc VN thông báo sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình là thông điệp được rất nhiều người chú ý. Đó là biểu hiện VN đang đóng vai trò phù hợp hơn trên thế giới. VN đang ngày càng trở nên quốc tế hóa hơn trên góc độ kinh tế, ngoại giao, kết nối văn hóa. Và đó là điều tự nhiên mà một nước sẽ làm khi vị trí mình ngày càng lớn hơn - đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ VN có rất nhiều điều để đóng góp và đó là dấu hiệu tốt khi VN suy nghĩ về chuyện mình sẽ có vai trò gì trong các vấn đề khu vực và quốc tế"

Giáo sư Geoffrey Till

“Nhìn tổng thể đó là bài diễn thuyết rất tốt” - giáo sư Geoffrey Till của ĐH King’s College ở London nói với Tuổi Trẻ. “Tôi nghĩ những gì Thủ tướng Việt Nam nói là hoàn toàn đúng đắn. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất mà các nước ở biển Đông còn mâu thuẫn về lãnh hải có thể giải quyết mâu thuẫn hiện tại. Chúng ta cần tìm cách để có một thỏa thuận nào đó” - ông Till, tác giả cuốn sách Asia’s naval expansion (Bành trướng hải quân ở châu Á), nhận định.

“Tôi đã tham gia cuộc thảo luận chuyên đề về “Tránh các sự cố trên biển” trong ngày hôm nay (1-6) và ở đó mọi người lại bàn về việc xây dựng “lòng tin chiến lược” như là cơ sở đầu tiên (để tránh sự cố trên biển) - GS Till cho biết - Thiếu tin tưởng dẫn tới thiếu thỏa thuận về những vấn đề mâu thuẫn. Vì vậy cách thật sự để đạt được niềm tin chính là xây dựng các thỏa thuận”.

GS Till cũng cho rằng Thủ tướng Việt Nam đã khôn ngoan khi không trả lời câu hỏi “rất hung hăng” từ phía đại diện Trung Quốc về những trường hợp vi phạm luật quốc tế. Theo ông, câu hỏi như một cái bẫy và câu trả lời có thể dẫn hội nghị tới không khí đối đầu, căng thẳng trong các trao đổi sau đó.

Trong khi đó GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc, một nhân vật rất am hiểu các vấn đề quốc phòng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định: “Thủ tướng Việt Nam gây ngạc nhiên cho nhiều người với những bình luận rất thẳng thắn ngay ở đầu bài phát biểu. Dù ông không nêu tên nước nào nhưng mọi đại biểu đều biết đó là những nước nào”. GS Carl kể rằng ông có hỏi một loạt chuyên gia và quan chức ngồi cùng bàn với mình về thông điệp của Việt Nam thì “nhìn chung phản ứng đều rất tích cực. Thủ tướng đã trình bày rất tốt”, đặc biệt khi ông là “nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên thảo luận các vấn đề chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia và quốc phòng tại một diễn đàn lớn như thế này”.

GS Carl Thayer tiết lộ rằng Cao ủy của New Zealand và các quan chức Mỹ “đặc biệt hài lòng với thông báo của Thủ tướng Việt Nam về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình” vì họ “nhanh chóng ghi chú lại khi nghe điều đó”. Theo ông, các quan chức Mỹ “nhìn chung hài lòng về bài phát biểu và định hướng của quan hệ Việt - Mỹ”.

Riêng đại diện của Philippines, ông Rommel C.Banlaoi, phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu về Trung Quốc ở Philippines, chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng ông mong Thủ tướng “làm rõ quan điểm của Việt Nam hơn đối với vụ kiện của Philippines nhằm giải quyết hòa bình vấn đề ở biển Đông”. Ngoài ra, ông cũng muốn nghe lộ trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) mà phía Việt Nam muốn thực hiện.

ljo8E51a.jpgPhóng to
Trung tướng Thích Kiến Quốc - phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - tại phiên thảo luận toàn thể ở Shangri-La sáng 1-6 - Ảnh: Reuters

Chẳng qua những gì đã và đang diễn ra trên biển Đông và biển Hoa Đông được nêu trong diễn văn cho thấy rằng “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”...! Chính vì thế, cần phải xây dựng lại “lòng tin chiến lược” một cách “thực tâm và chân thành”... bằng cách “tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn - và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương” đang có sẵn. Để “xây dựng lòng tin chiến lược” cho được, “điều kiện tiên quyết” chính là “cần phải tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung (vốn) đã trở thành giá trị của toàn nhân loại”...

Có thể tóm tắt thông điệp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La chính là yêu cầu “xây dựng lòng tin chiến lược” để châu Á - Thái Bình Dương được hưởng thái bình và thịnh vượng. Câu hỏi đặt ra là “cử tọa” không chỉ ở Đối thoại Shangri-La mà nhất là ở các thủ đô liên quan có nhận và hiểu thông điệp này?

Cũng may là vấn nạn khủng hoảng “lòng tin chiến lược” đang là vấn đề được đặt ra ở nơi khác, trong những cục diện khác. Ngày 15-2 năm ngoái tại Washington, trong bữa chiêu đãi trưa bởi Ủy ban Quan hệ và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Trung Quốc, phó chủ tịch Trung Quốc lúc ấy là ông Tập Cận Bình, nay là chủ tịch, đã bày tỏ mong muốn tương tự: “Trung Quốc và Hoa Kỳ cần tăng cường lòng tin chiến lược và tôn trọng lợi ích cốt lõi cùng những mối quan ngại then chốt của mỗi bên... Hai phía nên tăng cường hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, giảm bớt hiểu lầm và nghi kỵ”. Ông đã trích dẫn một thành ngữ bên nước ông đại ý: “Không có lòng tin, chẳng làm gì được”.

Có thể tin rằng với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được nêu đích danh trong diễn văn của Thủ tướng Việt Nam và mô tả là “hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới”, lời kêu gọi “xây dựng lòng tin” của Việt Nam sẽ không xa lạ hay khó hiểu gì, do một bên từng đích thân phát biểu và bên kia cũng từng nghe phát biểu từ tháng 2 năm ngoái qua bài diễn văn “Trung Quốc - Hoa Kỳ nên tăng cường lòng tin chiến lược...” đầy mong mỏi của ông Tập Cận Bình.

Thế nhưng so sánh bối cảnh của hai lời kêu gọi nêu trên, một của Thủ tướng Việt Nam năm nay, một của phó chủ tịch Trung Quốc năm ngoái, có thể thấy lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình không bức xúc bằng, do lẽ giữa Hoa kỳ và Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn “hiểu lầm và nghi kỵ” chứ không ở giai đoạn của “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” như đã và đang chứng kiến hằng ngày trên biển Đông và biển Hoa Đông...

Thành ra, câu hỏi đặt ra là: liệu có thể có đến mấy cách “xây dựng lòng tin chiến lược” khi trong mỗi vụ việc có những vị thế khác nhau, tỉ như vị thế tự cho là “bị ép” và vị thế “đi ép”?

THANH TUẤN (từ Singapore)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên