Mục tiêu của ông Obama không nằm ngoài mục tiêu thống nhất với các đồng minh của mình biện pháp kiềm chế Nga.
Các nước G7 tổ chức hội nghị thượng đỉnh riêngLãnh đạo G-7 tuyên bố tạm “nghỉ chơi” với Nga
Phóng to |
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố các binh sĩ Ukraine trung thành với chính quyền Kiev đã hoàn toàn rời khỏi Crimea hôm qua - Ảnh: Reuters |
Nhiều ưu tiên ngoại giao
Thật ra, tổng thống Mỹ vẫn phải cân bằng việc trừng phạt kinh tế với việc duy trì quan hệ với Nga. Trên nhiều góc độ, Mỹ vẫn đang cần sự hỗ trợ và ủng hộ của Nga trong các ưu tiên đối ngoại của mình, từ chương trình hạt nhân của Iran cho tới cuộc chiến ở Syria hay Afghanistan.
AP trích lời các quan chức Nhà Trắng nói quan hệ Mỹ-Nga sẽ khó có thể bình thường chừng nào Nga còn kiểm soát Crimea. Nhưng Washington hẳn cũng rất dè chừng trong việc gây sức ép vì không muốn các mục tiêu đối ngoại khác đổ bể.
Nga hiện đang nằm trong nhóm đàm phán P5+1 với Iran về chương trình hạt nhân của Tehran. Ngoài ra, Kremlin đóng vai trò quan trọng trong tình hình tại Syria như việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học đang tiến hành.
Với cuộc chiến ở Afghanistan, Nga đang cho Mỹ mượn lãnh thổ cho các công tác hậu cần. Đó là chưa kể với Trạm không gian quốc tế ISS, Nga vẫn thực hiện các chuyến bay đưa các phi hành gia của Mỹ lên nghiên cứu. Với đồng minh ở châu Âu, cuộc khủng hoảng với Nga đe dọa nguồn cung khí đốt chủ chốt của cựu lục địa.
Các quan chức Mỹ cho rằng Nga cũng có lợi ích chiến lược trong các mục tiêu trên, nên việc hất đổ quan hệ sẽ không có lợi cho chính Matxcơva. Với Iran, Nga đang cần tiếp cận với nền kinh tế vốn đang bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Ở Syria, Tổng thống Vladimir Putin coi việc tiêu hủy vũ khí hóa học là cách để ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ và sự sụp đổ của chính quyền thân Nga tại Syria - một cách để gìn giữ vùng ảnh hưởng của mình.
Tổng thống Putin ngợi ca quân đội
Một hướng mà Mỹ đang cân nhắc là dừng hợp tác ở những lĩnh vực mà Nga sẽ chịu tổn thất nhiều hơn như chấm dứt các hoạt động quân sự chung hay hủy các đàm phán thương mại. Nhưng cho đến giờ, nỗ lực của phía Mỹ có vẻ chưa làm thay đổi tính toán của Tổng thống Putin.
Hôm qua, lần đầu tiên tổng thống Nga đề cập tới vai trò của quân đội trong cuộc khủng hoảng ở Crimea. Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Putin ca ngợi vai trò của lực lượng vũ trang Nga: “Những sự kiện gần đây ở Crimea là bước thử nghiệm quan trọng. Điều đó đã cho thấy khả năng mới của lực lượng vũ trang Nga, thể hiện ở chất lượng cũng như tinh thần của từng chiến sĩ”.
Về quan hệ giữa Tổng thống Putin với các tổng thống Mỹ trong 15 năm qua, Peter Baker viết trên New York Times: “15 năm, ba tổng thống Mỹ đối đầu với Putin. Clinton thấy một Putin lạnh lùng nhưng đoán đây sẽ là nhà lãnh đạo cứng rắn và có năng lực. George W. Bush muốn kết bạn với Putin và mong ông trở thành đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng rồi thấy mình vỡ mộng. Barack Obama từng hi vọng qua mặt Putin để làm việc với Medvedev, nhưng thực tế cuối cùng chỉ làm xấu đi quan hệ Mỹ-Nga. 15 năm, Putin lần lượt làm bẽ mặt cả ba tổng thống Mỹ, những người cố tìm hiểu ông nhưng để rồi lại đều thất bại trong việc “đọc vị” ông. Putin khiến mọi phỏng đoán của họ thất bại”.
Diễn tiến quan hệ với Nga đã không hề đi theo kịch bản “tái khởi động” quan hệ mà Tổng thống Barack Obama từng đề ra khi mới lên nắm quyền từ đầu năm 2009. Mỹ và các đồng minh từng đối mặt tình trạng căng thẳng tương tự với Nga hồi năm 2008 sau khi cuộc chiến ở Gruzia bùng nổ.
Sau cuộc chiến, Matxcơva công nhận nền độc lập của hai vùng đất ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Phương Tây khi đó chỉ trích các diễn biến này, nhưng phần lớn sau đó tiếp tục quan hệ bình thường với Matxcơva.
Các quan chức Mỹ dù vậy cho rằng sẽ khó để tiếp tục quan hệ bình thường với Nga sau tình hình ở Ukraine. Với Washington, Ukraine được coi quan trọng hơn về mặt chiến lược so với Gruzia.
Ông Yanukovych kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân Theo Itar-Tass, hôm qua tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych đã có bài phát biểu thông điệp đối với người dân Ukraine. Trong thông điệp lần thứ ba kể từ khi rời Ukraine, ông Yanukovych kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân toàn Ukraine về quy chế của các khu vực trên toàn quốc. Theo ông, chỉ có cuộc trưng cầu ý dân như vậy mới có thể giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Về cuộc bầu cử tổng thống bất thường trước thời hạn do quốc hội hiện nay ở Kiev đề xuất, ông Yanukovych cho rằng đây không phải là cách để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người mới ra tù hồi tháng trước, tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào ngày 25-5, chính thức đánh dấu sự trở lại chính trường. Bà Tymoshenko cam kết sẽ xây dựng một quân đội mạnh và hi vọng sẽ lấy lại được Crimea. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận