Myanmar: “Báo mới đây!”Myanmar lập ủy ban nghiên cứu sửa đổi hiến pháp
Phóng to |
Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Manuel Barroso - Ảnh: straitstimes.com |
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này cho phép các công ty châu Âu đầu tư vào một trong những nền kinh tế còn kém phát triển nhất ở châu Á. Myanmar có nguồn tài nguyên dồi dào và có chung biên giới với hai quốc gia khổng lồ của châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ.
Động thái của EU có thể gây áp lực với Mỹ, mới chỉ tạm hoãn các lệnh cấm vận từ tháng 5-2012 và cho phép các công ty Mỹ đầu tư nhưng phải xin phép. Một số giám đốc điều hành tư nhân ở Mỹ đã hối thúc Washington nhanh nhẹn hơn trong việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận.
EU đã dỡ bỏ lệnh cấm vận một năm sau khi hoãn, đáp lại hàng loạt cải cách lớn ở Myanmar kể từ khi chính quyền quân sự trao lại quyền lực cho một chính phủ bán dân sự vào năm 2011..
Dù có những chỉ trích từ phía Human Rights Watch về tình hình xung đột sắc tộc và tôn giáo ở bang Rakhine, nhà lãnh đạo đối lập Myanmar được trao giải Nobel hòa bình, bà Aung San Suu Kyi, nói không nên gắn những vụ đụng độ này với lệnh cấm vận kinh tế. “Tôi không cho rằng nên liên hệ cấm vận kinh tế với tình trạng bạo lực, vốn liên quan tới quá trình xây dựng pháp quyền và giải quyết những vấn đề xã hội khác”, bà nói.
Bộ trưởng ngoại giao Anh William Hague cho rằng những tiến triển ở Myanmar là đủ để dỡ bỏ các lệnh cấm vận. “Việc ngưng xung đột sắc tộc là hết sức quan trọng và các nước EU có vai trò trong điều đó, bao gồm giúp đỡ huấn luyện cảnh sát và thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo - ông Hague nói - Những vấn đề ở Myanmar vẫn chưa được giải quyết hết, nhưng các tiến bộ đạt được là rất cơ bản, đủ nghiêm túc và chính quyền tỏ ra cam kết đầy đủ để chúng tôi ra quyết định này”.
EU trước đó đóng băng tài sản của gần 1.000 công ty và pháp nhân ở Myanmar, đồng thời cấm gần 500 cá nhân từ nước này vào EU. Liên minh châu Âu cũng cấm xuất khẩu các công nghệ liên quan tới quân sự và cấm đầu tư vào khai thác mỏ, khai thác gỗ, đá quý ở Myanmar.
Hiện bạo lực sắc tộc vẫn còn là vấn đề. Xung đột ở bang Rakhien năm 2012 đã khiến ít nhất 110 người thiệt mạng và 120.000 người mất nhà cửa. Tháng trước, thêm 43 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Hàng nghìn người Myanmar, chủ yếu là Hồi giáo, đã phải rời bỏ nhà cửa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận