Phóng to |
Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Manila tháng 5-2012 - Ảnh: Reuters |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói đại sứ Trung Quốc ở Manila Mã Khắc Khanh đã trả lại công hàm chính thức của Bộ Ngoại giao Philippines thông báo về quyết định đưa vụ việc ra tòa án quốc tế.
Ông Hồng Lỗi nói đơn kiện không chính xác về mặt lịch sử, pháp luật và có những cáo buộc không thể chấp nhận được với Trung Quốc.
Tháng trước, Philippines đã thông báo với Bắc Kinh về việc nước này đưa những tranh chấp ra một tòa án quốc tế hoạt động theo Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Manila muốn tòa án tuyên bố những động thái của Trung Quốc ở vùng biển Đông là bất hợp pháp. |
Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một tuyên bố ngày 18-2 rằng việc Trung Quốc trả lại công hàm không ảnh hưởng tới quy trình tố tụng mà Philippines đã khởi động.
“Philippines vẫn tiếp tục quá trình tố tụng, vốn là một cách thân thiện, hòa bình và bền vững để giải quyết các tranh chấp mà lẽ ra tất cả các bên nên hoan nghênh”, tuyên bố viết. Ngay cả khi tòa ra phán quyết chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh có thể hoàn toàn phớt lờ.
Hiện nhiều nước có tranh chấp ở biển Đông và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ vùng biển này. Các tàu bán vũ trang của Bắc Kinh từng đụng độ các tàu Philippines năm 2012 trong một sự kiện bế tắc kéo dài nhiều tháng liền xung quanh một rặng đá ngầm.
Trên thực tế, Trung Quốc đã kiểm soát khu vực này từ tháng 6, sau khi Manila rút các tàu của họ vì một cơn bão sắp đến.
Đã xuất hiện những lo ngại rằng xung đột do tranh chấp lãnh thổ trong vùng, bao gồm cả tranh chấp Trung Quốc - Nhật Bản ở biển Hoa Đông, có thể dẫn tới đụng độ vũ trang. Mỹ trước đó tuyên bố họ có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình những tranh chấp ở biển Đông và ngày 18-2 đã tuyên bố rõ ràng về việc Washington ủng hộ nỗ lực của Philippines trong việc tìm kiếm sự phân xử quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói nước này tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc có bước tiến trong việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận