Nhiều nước phản ứng việc Triều Tiên phóng tên lửaLịch sử phát triển tên lửa của Triều TiênMột quả tên lửa, nhiều mục tiêu
Phóng to |
Thông báo của KCNA cho biết phiên bản thứ hai của vệ tinh Kwangmyungsang-3 đã được phóng bằng tên lửa đẩy Unha-3 từ trung tâm vũ trụ Sohae sáng 12-12 và vệ tinh đã vào đúng quỹ đạo.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức quân sự nước này cũng cho rằng vụ phóng của Triều Tiên đã thành công, theo đó các tầng của tên lửa đẩy đã tách và rơi tại các điểm đúng như thông báo của Triều Tiên trước đó.
Trong khi đó, theo TTXVN, người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản, Chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura cho biết, tên lửa lần này rơi ngoài khơi Philippines sau khi phóng được 80 giây, bay xa hơn tên lửa được phóng hồi tháng 4. Nhưng không có mảnh vỡ nào của tên lửa đẩy rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.
Ông Fujimura nói các mảnh vỡ của tên lửa đẩy đã rơi xuống Thái Bình Dương, cách bờ biển Phillipines 300 km về phía Đông. Ông cũng khẳng định vụ phóng của Triều Tiên là "không thể chấp nhận được", đồng thời cho biết Tokyo sẽ triệu tập họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về vụ phóng gây tranh cãi này.
Philippines đã ban bố "báo động đỏ" sau vụ phóng của Triều Tiên, đồng thời tuyên bố vùng cấm bay, cấm đánh bắt, và cấm tàu bè ở ngoài khơi đảo Luzon.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin phần một của tên lửa đẩy của Triều Tiên đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi tỉnh Jeolla của nước này. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thông báo triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng An ninh Quốc gia nhằm thảo luận các tác động của vụ phóng trên.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cho biết vệ tinh của CHDCND Triều Tiên đã bay qua Okinawa khoảng 12 phút sau khi được phóng. AFP dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết: "Tên lửa được phóng lúc 9g49 (giờ địa phương) và bay qua Okinawa lúc khoảng 10g01. Chúng tôi không đánh chặn tên lửa này".
Tên lửa được phóng từ cơ sở ở Dongchang-ri. Vụ việc ngay lập tức bị quân đội Hàn Quốc phát giác. "Hệ thống ra đa Aegis ở biển Hoàng Hải đã phát hiện việc phóng này" - Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự cao cấp.
Vụ phóng tên lửa diễn ra ngay sau khi báo chí Hàn Quốc và bộ phận phân tích hình ảnh vệ tinh của các chuyên gia Mỹ cho rằng ngày 11-12 Triều Tiên đã tháo dỡ các tầng tên lửa để khắc phục sự cố kỹ thuật.
Từ khi CHDCND Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng tên lửa, quân đội Hàn Quốc đã triển khai ba tàu chiến Aegis trang bị ra đa Spy-1 có tầm hoạt động 1.000km dọc các bờ biển miền tây và miền nam để theo dõi đường bay tên lửa.
Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ (NORAD) vừa xác nhận: “những dấu hiệu ban đầu cho thấy sau khi được tách ra từ tên lửa, vệ tinh của Triều Tiên dường như đã có mặt trên quỹ đạo trái đất thành công”.
Thời gian biểu chương trình tên lửa Triều Tiên Cuối những năm 1970: Bắt đầu với tên lửa Scud-B của Liên Xô (tầm bắn 300 km).1984: Bắn thử. 1987-1992: Phát triển hàng loạt loại tên lửa bao gồm Scud-C (500 km), Rodong-1 (1.300 km), Taepodong-1 (2.500 km), Musudan-1 (3.000 km) và Taepodong-2 (6.700 km). Tháng 8-1998: Bắn thử tên lửa Taepodong-1 qua lãnh thổ Nhật Bản trong một vụ phóng thử vệ tinh. Tháng 7-2006: Bắn thử bảy tên lửa, bao gồm tên lửa tầm xa Taepodong-2, bị nổ sau 40 giây rời bệ phóng. Tháng 4-2009: Phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa tầm xa Tháng 4-2012: Phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa tầm xa, nhưng thất bại. Tháng 12-2012: Phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa tầm xa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận