Mỹ không thừa nhận "lưỡi bò" trên hộ chiếu Trung QuốcNóng chuyện biển Đông
Phóng to |
Phóng to |
Đó là phát biểu của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan được đăng trên tờ Financial Times ngày 27-11. “Chúng ta phải nhớ rằng biển Đông có thể trở thành một Palestine khác”, nếu các nước không nỗ lực hơn để tháo bỏ ngòi nổ, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói.
Bình luận về hành xử của Campuchia tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay, ông Pitsuwan cho rằng “Campuchia phải tự cân bằng mình trong một bối cảnh căng thẳng. Tôi cho rằng Campuchia làm việc họ phải làm”.
Ông khẳng định hy vọng lớn nhất để tránh xung đột cho ASEAN và Trung Quốc là nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc khiến các nước không tìm cách chiếm đảo, các mỏ dầu hay những ngư trường. Nhưng điều này là một thách thức lớn khi các định chế chính trị và cơ chế giải quyết tranh chấp ở châu Á vẫn còn chưa phát triển tương xứng với sự vươn lên về kinh tế.
Trong khi đó ngày 27-11, trang web tin tức của Ấn Độ Zeenews.india dẫn lại nhật báo Trung Quốc Global Times trích lời các học giả Trung Quốc cho rằng bản đồ in trên hộ chiếu không làm thay đổi thực trạng các vùng lãnh thổ hiện giờ. Một số chuyên gia Trung Quốc cũng lấy làm khó hiểu vì động thái của chính quyền Bắc Kinh. “Tôi không hiểu tại sao họ lại quyết định làm chuyện này”, báo Mỹ Christian Science Monitor dẫn lời Niu Jin, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh. “Tấm hộ chiếu này chẳng giải quyết được tranh chấp nào với các nước láng giềng, và vì vậy, và cũng dễ hiểu khi các nước này phản ứng”.
“Động thái này là hoàn toàn phớt lờ thực tế và chỉ gây ra thêm tranh cãi”, Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan, cơ quan phụ trách quan hệ giữa hòn đảo và Trung Quốc, nói trong một tuyên bố.
Cùng ngày 27-11, Mỹ bày tỏ quan ngại về bản đồ in trên hộ chiếu của Trung Quốc đã gây ra “căng thẳng và lo lắng” ở các nước châu Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Philippines đã chính thức lên tiếng phản đối đường lưỡi bò. Ấn Độ bác bỏ việc mô tả biên giới phía tây nam Trung Quốc bao gồm cả các vùng lãnh thổ hiện do New Delhi kiểm soát.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói trong một cuộc họp báo rằng việc các nước muốn trang trí hộ chiếu thế nào là việc của họ và Mỹ vẫn thừa nhận hộ chiếu Trung Quốc là một giấy tờ hợp pháp, nhưng không có nghĩa là Mỹ thừa nhận những gì được in trên đó.
Bà Nuland cũng cho rằng hành động của Trung Quốc “không khôn ngoan về mặt chính trị với các bước chọc giận những quốc gia khác” và cho rằng đó không phải là động thái có ích để tạo ra môi trường giúp giải quyết các tranh chấp. Mỹ không tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, nhưng trước đó đã nói lợi ích quốc gia của nước này có liên quan tới sự ổn định ở vùng biển là đường hàng hải huyết mạch của thương mại toàn cầu.
Đài Loan cũng đã lên tiếng chỉ trích tấm bản đồ in trên hộ chiếu. Nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc có vẽ đường lưỡi bò, nhưng động thái mới bị coi là đặc biệt khiêu khích vì các nước sẽ phải đóng mộc lên hộ chiếu khi cho phép công dân Trung Quốc ra, vào nước mình. “Chúng tôi có những quan ngại về việc bản đồ này gây ra căng thẳng và lo lắng giữa các nước ở biển Đông”, bà Nuland nói. “Chúng tôi định nêu vấn đề này với Trung Quốc”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận