Phóng to |
Người thân nạn nhân tham gia lễ tang không cầm được nước mắt |
Phóng to |
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg (trái) dự lễ tưởng niệm nạn nhân tại nhà thờ Hồi giáo Jamaat Ahle Sunnat ở thủ đô Oslo ngày 29-7 - Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Jens Stoltenberg đã đến tham gia và dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ. Đi cùng ông là một lãnh tụ Hồi giáo và một giám mục từ nhà thờ quốc gia Lutheran của Na Uy. Lễ tưởng niệm diễn ra tại một nhà thờ Hồi giáo lớn ở Oslo, vào lúc 20g30 (giờ Việt Nam), trùng với thời điểm tên Breivik kích nổ chiếc xe chở bom tại thủ đô vào ngày 22-7.
Thủ tướng Stoltenberg phát biểu tại lễ tưởng niệm: "Chúng tôi là nạn nhân của cuộc tấn công vào trung tâm nền dân chủ. Nhưng kết quả là sự dân chủ sẽ được nâng cao hơn nữa, thống nhất hơn. Chúng tôi muốn trở thành một cộng đồng, cho dù có theo tôn giáo, dân tộc, giới tính hay đẳng cấp nào".
Những người Hồi giáo hoan nghênh lời kêu gọi thống nhất của thủ tướng. "Điều đó rất tuyệt, rất cởi mở với cộng đồng Hồi giáo" - Ahmed Ali, 23 tuổi, là dân nhập cư từ Iraq, nói.
Phóng to |
Một phụ nữ Hồi giáo ôm chầm Thủ tướng Jens Stoltenberg sau lễ tưởng niệm - Ảnh: Reuters |
Người dân Na Uy đã hạ cờ xuống để tưởng nhớ các nạn nhân. Thân nhân và đồng nghiệp của những người thiệt mạng ôm chầm lấy nhau sau khi cầu kinh. Những ngày qua, lượng cung hoa hồng đã không đáp ứng đủ nhu cầu người dân trong nước để tưởng niệm các nạn nhân. Hoa hồng cũng là biểu tượng của Đảng Lao động cầm quyền.
Phóng to |
Nhiều người đã đến tưởng niệm các nạn nhân |
Một cuộc thăm dò do báo Sunnmoersposten thực hiện cho thấy tỉ lệ ủng hộ Đảng Lao động đã tăng lên 10%, hiện là 38,7% sau vụ tấn công. Nhiều người khen ngợi cách xử lý khủng hoảng điềm tĩnh và mạnh mẽ của Thủ tướng Stoltenberg. Còn sự ủng hộ với Đảng Tiến bộ mà tên Breivil từng tham gia đã giảm. Một ủy ban có tên "Ủy ban 22-7" đã được thành lập để nghiên cứu toàn diện về vụ tấn công.
Phóng to |
Một linh mục Công giáo và một lãnh tụ Hồi giáo cùng dẫn đầu đoàn người đưa tang - Ảnh: Reuters |
Tại thành phố Nesodden ở miền nam thủ đô đã diễn ra lễ tang của thiếu nữ Bano Rashid 18 tuổi. Cô cùng gia đình rời Iraq đến Na Uy vào năm 1996. Rashid là người đầu tiên được chôn cất tại một phần nghĩa trang mới trên phần đất của một nhà thờ Công giáo cổ đã được hiến tặng dành riêng cho người Hồi giáo. Khi còn sống, cô là một trong những thanh niên trẻ hoạt động năng nổ trong đoàn thanh niên của Đảng Lao động. Hàng trăm người đã theo đưa tiễn cô đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Ngoại trưởng Na Uy, ông Jonas Gahr Stoere, đã đến dự tang lễ của Rashid. "Nhìn thấy một lãnh tụ Hồi giáo và một linh mục cùng nhau đi từ nhà thờ ra là một hình ảnh mạnh mẽ nhất" - ông Jonas nói. Còn tại thành phố Hamar miền bắc thủ đô, thanh niên 19 tuổi Ismail Haji Ahmed đã được chôn cất. Ahmed là một vũ công và từng xuất hiện trong một cuộc thi tài năng trên truyền hình năm nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận