Nhà địa vật lý người Iceland, ông Magnus Tumi Gudmundsson, khẳng định vụ hỗn loạn hàng không trong mấy ngày qua lẽ ra không đến mức kinh khủng như vậy nếu như có được những công cụ khoa học tốt hơn để cung cấp các số liệu đáng tin cậy.
![]() |
Nhân viên bảo trì ở phi trường Belfast (Bắc Ireland) dùng tấm nhựa che động cơ máy bay vì sợ tro bụi lọt vào - Ảnh : AFP |
Cơ quan Khí tượng Anh từng cho rằng bụi tro núi lửa chứa bột đá và thủy tinh khi lọt vào động cơ máy bay có thể khiến động cơ ngừng hoạt động. Ngoài ra, bụi tro có thể khiến hành khách khó thở và làm hư hại hệ thống điều khiển điện tử trên máy bay. |
Ông cho rằng những tiêu chuẩn an toàn hiện nay là "quá cao", mang tính phòng vệ cho chắc ăn hơn là dựa trên các tiêu chí khoa học. Ông tuyên bố: "Nếu có được những số liệu tốt hơn thì ta đã có thể không cấm đoán quá mức như vừa qua, cùng lắm chỉ khoảng 1/4 số trường hợp cấm bay như đã thực hiện trong thời gian qua".
Cùng lúc này hai hãng hàng không của Đức là Lufthansa và Air Berlin đã lên tiếng chỉ trích chính quyền thiếu những số liệu về ảnh hưởng của tro bụi núi lửa trong không khí nên cấm đoán các hãng hàng không quá mức. Chẳng hạn không phận Đức bị cấm bay đến tận tối 18-4.
Các hãng hàng không này đã cho bay thử và thấy không thiệt hại gì đối với máy bay và cũng chẳng gặp sự cố nào. Ông Joachim Hunold, lãnh đạo hãng Air Berlin, phàn nàn: "Ở Đức thậm chí chẳng có bóng khí tượng để đo mức độ tro bụi núi lửa trong không khí. Quyết dịnh đóng cửa không phận ở Đức chỉ hoàn toàn dựa trên số liệu giả định trên máy tính của Trung tâm quan sát núi lửa ở London".
Hãng Lufthansa cũng đã cho thực hiện bay thử nghiệm không hành khách đến 10 chuyến trong ngày 17-4 và không thấy ảnh hưởng gì đến kính buồng lái, thân máy bay cũng như động cơ. Trên tờ Bild Chủ nhật, một người phát ngôn của hãng Lufthansa, nói thẳng: "Lệnh cấm bay, vốn chỉ dựa trên những tính toán của máy tính, đã gây thiệt hại hàng tỉ euro. Vì vậy chúng tôi yêu cầu trong tương lai phải có những biện pháp đáng tin cậy trước khi đi đến quyết định cấm bay".
Theo dự báo của các chuyên gia, ảnh hưởng của tro bụi từ núi lửa Eyjafjallajokull đối với các hoạt động không lưu còn kéo dài trong ít nhất một tuần nữa. |
Các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương cũng bị thiệt hại không kém do núi lửa bên tận trời Âu. Do sự cố hủy chuyến bay, các hãng hàng không phải đền bù tiền vé và chi trả cho việc ăn ở của hành khách.
Theo ông Piyasvasti Amranand, Chủ tịch hãng Thai Airways của Thái Lan, hãng này bị thiệt hại khoảng khoảng 3 triệu USD mỗi ngày do việc hủy các chuyến bay tới 9 thành phố châu Âu. Ước tính mỗi ngày hãng này hủy khoảng 22 chuyến bay, gây ảnh hưởng tới 6.000 hành khách. Hiện tại Thai Airways có khoảng 15.000 hành khách bị kẹt tại Bangkok và nhiều thành phố khác tại châu Âu.
* Tin bài liên quan:
Giới hàng không bắt đầu phàn nàn Vietnam Airlines tiếp tục hủy các chuyến đi/về từ châu Âu Tro núi lửa đe dọa các giải bóng đá Châu Âu Vì núi lửa, mỗi ngày thiệt hại 200 triệu USD Hàng không Châu Âu tiếp tục ngưng trệ trầm trọng Vietnam Airlines hủy nhiều chuyến bay châu Âu vì núi lửa... Núi lửa Iceland gây hỗn loạn hàng không châu Âu Bụi núi lửa Iceland ảnh hưởng đến hàng không Anh Núi lửa ở Iceland phun trào
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận