Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Yoshida Sakae, giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM, cho biết:
Phóng to |
Một cửa hàng Family Mart trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình, TP.HCM). Dự kiến chuỗi cửa hàng này sẽ tăng lên 200 trong thời gian tới - Ảnh: DUY PHÚC |
- Mang nguyên liệu thô từ Nhật đến Việt Nam và xây dựng nhà máy lớn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu vẫn là xu hướng đầu tư chính của doanh nghiệp Nhật. Tuy nhiên, khuynh hướng đầu tư mới là doanh nghiệp Nhật muốn xây dựng cơ sở kinh doanh, cửa hàng bán lẻ nhằm đưa các loại sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản hoặc ở các nước khác đến thị trường Việt Nam và các nước ASEAN. Đặc biệt, xu hướng này càng xuất hiện rõ hơn khi đến năm 2015, thời điểm sẽ xóa bỏ mọi thuế quan trong ASEAN theo Hiệp định thương mại về hàng hóa ASEAN (ATIGA).
"Các nhà đầu tư mong muốn khi thay đổi quy định hay luật đối với doanh nghiệp, kể cả trong và ngoài nước, Chính phủ, bộ ngành nên thông báo và hội ý với doanh nghiệp." |
- Lấy ví dụ chuỗi siêu thị bán lẻ Family Mart hiện có tám cửa hàng ở TP.HCM và mục tiêu là mở rộng ra trên 200 cửa hàng tại Việt Nam. Tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản, được biết đến với các chuỗi siêu thị Jusco, đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam và kế hoạch khai thác thị trường Việt Nam vào năm 2013.
Ngoài ra, theo dự báo, một số doanh nghiệp Nhật có quy mô nhà máy nhỏ ở Việt Nam có thể ngừng sản xuất để tập trung cho mảng phân phối sản phẩm hoặc xây dựng nhà máy quy mô lớn hơn ở Việt Nam hay một nước khác nhằm chuẩn bị khai thác thị trường ASEAN.
Một ví dụ điển hình là Tập đoàn Sony dừng sản xuất sản phẩm và đóng cửa nhà máy sản xuất tivi ở Việt Nam, bây giờ tập đoàn chỉ tập trung vào bán sản phẩm ở Việt Nam. Hướng đến năm 2015, các doanh nghiệp Nhật có mặt ở Việt Nam có thể đi theo con đường của Sony là đóng cửa các nhà máy nhỏ để tiết kiệm chi phí và chỉ tập trung đầu tư vào một nhà máy lớn tại nước ngoài nhằm sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu hơn cho thị trường các nước ASEAN. Hiện Sony dừng sản xuất và đóng cửa nhà máy ở Việt Nam để chuyển sang đầu tư vào nhà máy sản xuất lớn ở Malaysia.
* Ông nhận định như thế nào về xu hướng này, bởi trên thực tế vẫn có nhiều tập đoàn lớn của Nhật mở rộng đầu tư và chọn Việt Nam là cứ điểm cho thị trường ASEAN?
22 tỉ USD đầu tư của Nhật vào Việt Nam Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch - đầu tư, đến nay có 1.572 dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỉ USD, đứng thứ tư trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Riêng trong tám tháng đầu năm 2011 có 108 dự án được cấp mới với vốn đăng ký cấp mới gần 642,25 triệu USD. |
Bên cạnh đó, do đồng yen tăng giá so với USD, các tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng có xu hướng mua cổ phần các công ty ở Việt Nam và một số nước châu Á thông qua mua bán sáp nhập (M&A) dễ dàng hơn. Gần đây nhất là Tập đoàn Unicharm của Nhật Bản mua lại 95% cổ phiếu của Công ty cổ phần Diana Việt Nam với tổng giá trị khoảng 128 triệu USD trong năm nay nhằm mở rộng thị trường.
* So với các nước trong khu vực, ông nhận xét như thế nào về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam?
- Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư có nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Nhật, nhưng trong một năm gần đây tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Mối quan ngại lớn nhất của các nhà đầu tư hiện nay là tình trạng lạm phát. Tôi nghĩ Chính phủ cần phải có các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.
Về chất lượng lao động, tôi đánh giá chất lượng lao động Việt Nam trong những năm gần đây vẫn cao hơn so với các nước châu Á láng giềng. Mặc dù Chính phủ Việt Nam tăng mức lương tối thiểu lên 2 triệu đồng nhưng không ảnh hưởng mấy đến các nhà đầu tư Nhật do đồng yen tăng giá. Nhưng bản thân tôi lo ngại việc tăng lương có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Chính phủ cũng nên quan tâm, đặc biệt là giúp họ hiểu hơn các chích sách về Luật đầu tư, thuế và hải quan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận