Sao không là em?

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN(Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, xã Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)
NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN(Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, xã Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)

TT - 1 - Trọng, dạo này cô thấy em học hành sa sút. Bài văn vừa rồi em làm xa ý!

Một đề văn hayNhững đứa học trò của tôiDạy từ những điều nhỏ nhất

u4KlqEnl.jpgPhóng to
Em Trọng học bài ở nhà - Ảnh: Bích Nhàn

Tôi nói riêng với Trọng như vậy, em cúi xuống, di di bàn chân dưới đất, vẻ mặt áy náy...

Em Trần Ngọc Trọng hiện là học sinh lớp 9A Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Sông Hinh, Phú Yên. Em đang mang trong mình căn bệnh suy thận. Hằng tháng phải vô bệnh viện, cơ thể nhỏ bé vừa chống chọi với bệnh tật, vừa phải cố gắng để không bỏ bê việc học ở trường, em còn phải cố gắng giúp trông coi dọn dẹp nhà cửa vì ba mẹ phải lăn lộn hằng ngày trên rẫy. Gia đình em là hộ nghèo của xã. Chị gái làm công nhân ở nhà máy gạch, bố mẹ em mỗi ngày phải đi làm thuê cuốc mướn để hằng tháng đưa con đi chạy thận.

Tiếp tôi trong căn nhà bề bộn, nhếch nhác, em Trọng nói mà mắt ngân ngấn nước: “Em sợ... Em sợ chết lắm cô!”. “Gia đình phát hiện bệnh khi em 4 tuổi, ban đầu là phù thận rồi sau đó chuyển sang suy thận. Tháng nào cũng phải vào viện chạy thận, nếu đợt nào chạy nhiều chi phí khoảng 600.000-700.000 đồng, đợt nào ít thì 300.000-400.000 đồng. Có những lúc khó khăn không thể vào viện chạy thận em uống thuốc bắc, thuốc nam, dân gian bảo gì thì mẹ làm nấy. Có bệnh vái tứ phương, mẹ em nói thế!”. Trả lời câu hỏi: “Sức khỏe của em hiện như thế nào?”, Trọng mếu máo: “Em yếu ớt, luôn cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn ngủ”. Tôi mỉm cười: “Không chết được đâu em, sẽ khỏi nhanh thôi mà!...”.

Gia đình nghèo khó, bị bệnh tật hành hạ nhưng nhiều năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cô Trần Thị Nga, giáo viên chủ nhiệm của em năm học 2012-2013, nói: “Trọng rất chăm chỉ, những đợt bệnh nặng thì em nghỉ học độ hai tuần nhưng khi đến trường vẫn cố gắng chép bài và hỏi thầy cô để theo kịp bạn bè. Trọng cũng rất năng nổ khi tham gia công tác phong trào”.

Tôi nhớ có lần trong tiết luyện nói, Trần Ngọc Trọng nói: “Em muốn trở thành bác sĩ để tự chữa hết căn bệnh của mình và chữa cho tất cả những ai bị bệnh mà không có điều kiện chữa chạy, để không một bạn nhỏ nào phải có hoàn cảnh như em”. Em nói xong thì mắt rơm rớm nước, đi nhanh về chỗ ngồi dù tôi chưa kịp nhận xét và mời em về chỗ.

Một cậu học sinh lớp 9, vóc người nhỏ nhắn so với bạn bè cùng trang lứa nhưng em luôn là một trong những học sinh dẫn đầu lớp 9A về học lực. Thấy hoàn cảnh em tội nghiệp, mến em vì có nghị lực lớn, tôi có đến nhà gặp ba mẹ em và viết bài gửi cho giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó” của báo Tuổi Trẻ. Cuối năm ngoái, em được nhận 4 triệu đồng từ Quỹ học bổng “Bạn tôi - người vượt khó”. Ngày nhận được tin nhắn đó của tòa soạn, tôi mừng chảy nước mắt.

2 - Dạo này thấy em học sa sút, nhìn thần sắc em nhợt nhạt, tôi càng đâm lo. Thầy Nguyễn Hoàng Quân, giáo viên chủ nhiệm của em, cũng nói: “Sức khỏe của em xuống lắm, thấy em học mệt mỏi hơn trước nhiều”. Tôi nghe mà lòng nặng trĩu...

Gặp riêng em, tôi nói thật trìu mến:

- Bài nghị luận số 5 vừa rồi em đã viết về hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Anh từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, cống hiến cho xã hội... Em còn khẳng định Nguyễn Công Hùng làm được điều đó vì anh có nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống trong anh mạnh mẽ như hoa hướng dương hướng về phía mặt trời, như chồi cây mọc ra ánh sáng từ phía tối.

- Bài đó của em chỉ được 6, thưa cô!

- Ừ, vì em trình bày vấn đề gãy khúc, có lúc đi chệch đề mặc dù em có ý đúng nhưng cứ loanh quanh rồi xa đề.

- Dạ! Em sẽ học tập anh Hùng cô ạ!

- Ừ, em bảo em sẽ cố gắng, sẽ học tập anh ấy, cô rất an tâm và tin tưởng - tôi thở dài rồi nói tiếp - Vậy mà bây giờ cô thấy sức học của em đang đuối dần. Cô nghĩ thế này em xem có đúng không nhé: Em đã học bài học nghị lực từ Nguyễn Công Hùng thì sau này sẽ có người học lại bài học đó từ chính em. Sao em không là tấm gương để những bạn có hoàn cảnh như em học bài học không được tuyệt vọng trước khó khăn thử thách?...

- Dạ, em sẽ cố gắng thưa cô!

3 - Cuộc trò chuyện ngắn ngủi vì mỗi ngày lên lớp tôi luôn ở bên em. Mong sao với sự tiến bộ của y học, Trần Ngọc Trọng sẽ mau lành bệnh, sẽ thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN(Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, xã Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên