19/01/2014 11:37 GMT+7

3.000 học trò Gia Lai nô nức đi chọn ngành

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TTO - Sáng 19-1, khoảng 3.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai dự Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2014 do Báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức tại Nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai (TP.Pleiku).

1PRD1oEB.jpgPhóng to
:Học sinh Gia Lai rộn ràng tới tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - Ảnh: Tiến Thành
UmcWuX1F.jpgPhóng to
Từ sáng sớm, đông đảo học sinh đến từ các huyện, thị trấn tập trung về TP Pleiku để tham dự tư vấn tuyển sinh - Ảnh: Tiến Thành
gW0o1ZTh.jpgPhóng to
Bàn luận sôi nổi trước khi buổi tư vấn diễn ra - Ảnh: Tiến Thành
Bwsc1oqq.jpgPhóng to
Một học sinh giơ tay đặt câu hỏi tư vấn - Ảnh: Tiến Thành
o5kzCtGM.jpgPhóng to
Các thầy cô trong ban tư vấn tư vấn chung cho các thi sinh Gia Lai - Ảnh: Tiến Thành
933bYN01.jpgPhóng to
Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM tư vấn cho các em học sinh - Ảnh: Tiến Thành
RosRQ3CR.jpgPhóng to
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing tư vấn cho các em học sinh - Ảnh: Tiến Thành
QzUA5m1f.jpgPhóng to
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, ĐH Quốc gia TP.HCM (thứ 2 từ trái qua) tư vấn cho các em học sinh - Ảnh: Tiến Thành
1LNQPLng.jpgPhóng to
Học sinh đặt câu hỏi về nhóm ngành xã hội, sư phạm, ngoại ngữ - Ảnh: Tiến Thành
o4D3eXMr.jpgPhóng to
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tư vấn cho các em học sinh - Ảnh: Tiến Thành

Những học trò phố núi Pleiku mặc áo ấm, khăn choàng tham dự chương trình trong tiết trời se lạnh. Đặc biệt, nhiều học sinh ở các huyện cũng được thầy cô đưa về để được tư vấn về ngành nghề.

Nghề nào kiếm được…nhiều tiền nhất?

Một học sinh từ Trường THPT Lê Hồng Phong đặt câu hỏi: “Ngành nào ra trường nhanh kiếm được việc làm và nhiều tiền nhất” tạo nên những tràng pháo tay giòn giã.

Được mời tư vấn, TS Phạm Tấn Hạ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: “Trăn trở của bạn là hoàn toàn chính đáng. Điều này chứng tỏ bạn có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ngành nào ra trường nhanh có việc làm và kiếm nhiều tiền nhất? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của học sinh khi chọn ngành, nghề là nghĩ rằng bốn năm sau ra trường mình sẽ làm gì”.

TS Hạ cũng chia sẻ rằng hiện học sinh, sinh viên chưa tốt lắm về lập kế hoạch, quản lý thời gian, kiểm soát sức khỏe của mình. “Là người Gia Lai, các bạn xác định sau khi ra trường sẽ làm việc ở Gia Lai hay tại TP.HCM. Nếu làm việc ở Gia Lai cần trang bị kiến thức, kỹ năng gì và ở TP.HCM cũng vậy. Thi đại học, các bạn sẽ xa gia đình. Trong thời gian đó, chính các bạn sẽ quản lý bản thân mình chứ không phải ai khác".

"Tôi thấy rất nhiều sinh viên trưởng thành khi xa gia đình lên thành phố học đại học. Những bạn đó vừa tự chăm sóc bản thân, vừa lập kế hoạch là năm nhất, năm hai sẽ làm gì, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu. Những bạn này chứng minh mình có đủ năng lực, kiến thức để đáp ứng công việc các công ty tuyển dụng đề ra. Tóm lại, có việc làm hay không, nhiều tiền hay không đều phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân các bạn” – TS Hạ nói.

Bên cạnh đó, trả lời câu hỏi của một thí sinh băn khoăn hiện nay nhiều người phải “đi cửa sau” khi xin việc, TS Nguyễn Văn Chiến – phó giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai – nhắn nhủ: “Hiện nay các công ty tuyển dụng thường qua con đường thi tuyển. Con đường để có việc làm ở nhiều công ty là qua thi tuyển chứ không phải quan quan hệ để có việc làm. Ở tỉnh chúng ta, để tuyển công chức cũng rất công khai, minh bạch. Việc tuyển căn cứ và kết quả học tập, loại tốt nghiệp. Thầy khuyên các em nên nỗ lực học tập. Việc làm của các em trong tương lai phụ thuộc vào sự cố gắng của các em”.

Cần nhiều nhân lực tại địa phương

Điểm đáng chú ý trong chương trình tư vấn tuyển sinh tại Gia Lai là học sinh quan tâm nhiều đến việc chọn học những ngành sau này có thể làm việc tại quê hương.

Một học sinh hỏi: “Em muốn sau này làm việc tại Gia Lai cho gần nhà. Như vậy, em có thể chọn học những ngành nào để có cơ hội việc làm cao?”. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Văn Chiến, giải đáp: “Hiện nay tỉnh Gia Lai cần rất nhiều nhân lực ở những ngành nghề. Như các em đã biết, tỉnh chúng ta là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật và trình độ đội ngũ còn hạn chế. Đầu năm nay, tỉnh đã thông qua chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung nhiều vào những ngành có thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, chăn nuôi, thủy điện”.

Không chỉ băn khoăn về ngành nghề, học trò Gia Lai cũng băn khoăn về những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM – thông tin: “Năm nay là năm Bộ GD-ĐT bắt đầu đổi mới tuyển sinh, cho phép các trường ĐH xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Thực tế từ năm 2012 đã có 12 trường khối văn hóa, nghệ thuật tổ chức thi riêng. Năm nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục cho phép các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng gởi về Bộ GD-ĐT. Những trường nào thi riêng sẽ được công bố trước ngày 10-3. Tuy nhiên, các em yên tâm vì năm nay thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn được tổ chức theo phương thức “ba chung”. Do đó, việc thi ĐH với các em học sinh lớp 11, 12 về cơ bản không có gì thay đổi so với những năm trước. Đó là vẫn thi chung đợt, chung đề và sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển”.

Sau phần tư vấn chung về hướng nghiệp, chọn ngành, những điểm mới trong tuyển sinh, học sinh tỏa ra ba khu vực tư vấn chuyên sâu bao gồm: khoa học xã hội, luật, nông lâm, y dược, quân đội, công an…; khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, điện, điện tử, hạt nhân và kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán để tiếp tục tìm hiểu về những ngành nghề các bạn quan tâm…

Rèn luyện sức khỏe cho kỳ thi

“Thưa thầy, làm cách nào để ôn thi đại học đạt điểm cao?” – câu hỏi này của một học sinh tiếp tục nhận được tràng pháo tay từ các bạn học sinh. Chia sẻ với bạn, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – tư vấn: “Tôi thi đại học từ năm 1979, cách đây cũng khá lâu. Hồi đó chỉ thi tự luận chứ chưa thi trắc nghiệm như bây giờ. Tôi học thi đại học, luôn đặt ra cho mình giải được những bài toán khó. Giải chưa được ngày này thì qua ngày khác giải tiếp. Giải bài càng khó thì sẽ được điểm càng cao vì trong đề thi luôn có những câu hỏi khó để phân loại thí sinh”.

Một vấn đề nữa thầy Dũng lưu ý với học sinh là chú trọng sức khỏe cho kỳ thi. “Sức khỏe rất quan trọng, lúc tôi thi đại học, buổi sáng tôi đi bơi, buổi chiều đá bóng. Hàng năm, thi tại trường tôi có những bạn học rất nhiều nhưng vô phòng thi các bạn mệt quá, ngủ quên và nộp giấy trắng. Các em lưu ý điều này…”

6wKJAwjw.jpg
Đồng hành cùng chương trình

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

8g sáng 19-1: tư vấn tuyển sinh tại Gia Lai, Hà TĩnhThật thà có thể học kinh tế không? Học cao đẳng, trung cấp dễ kiếm việc? Bốn chương trình tư vấn tuyển sinh hấp dẫn

HÀ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên